@article{Dũng_Thủy_Chương_Bạ_Khánh_Khánh_2022, title={Tìm hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều}, volume={36}, url={https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/739}, DOI={10.47972/vjcts.v36i.739}, abstractNote={Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ kịch phát và rung nhĩ dai dẳng bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 30 bệnh nhân rung nhĩ (RN) (bao gồm 21 ca RN kịch phát và 9 ca RN dai dẳng) có chỉ định thăm dò điện sinh lý và triệt đốt RN dưới sự hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ 3 chiều, tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện E và Khoa tim mạch Học viện quân Y 103 trong thời gian từ 10.2020 - 10.2021. Kết quả: Tuổi trung bình là 59,0 ±11,0 năm, trong đó tỉ lệ nam chiếm 60%, thời gian mắc bệnh trung bình là 2,2±3,8 năm, phân độ triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống theo EHRA trung bình là 3,24 ±0,34 điểm. Kết quả thăm dò điện sinh lý: Đối với nhóm RN dai dẳng (n =7): điện thế trung bình: 2.17 ± 0.30 mV vùng điện thế thấp nhất là vùng vách là 1.63 ± 0.38 mv, điện thế vùng đáy nhĩ là 1.8 ± 0.17 mV. Đối với nhóm RN kịch phát (n=21): điện thế trung bình là 2.70 ± 0.28mV, vùng điện thế thấp nhất là vùng vách 1.95 ± 0.24 mV. Tỉ lệ vùng điện thế < 1.5 mV ở nhóm RN dai dẳng là 28,5% chủ yếu nằm ở vùng vách và vùng thành sau nhĩ trái. Kết luận: Điện thế trung bình các vùng nhĩ trái ở nhóm rung nhĩ dai dẳng thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân RN kịch phát, vùng có điện thế thấp tìm thấy ở 28,6% nhóm RN dai dẳng, nằm ở vùng vách và đáy nhĩ trái. Không có sự khác nhau về thời gian phục hồi nút xoang và thời gian trơ nhĩ trái giữa 2 nhóm.}, journal={Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam}, author={Dũng, Lê Tiến and Thủy, Nguyễn Trần and Chương, Nguyễn Hữu Hồng and Bạ, Vũ Văn and Khánh, Phạm Quốc and Khánh, Phạm Quốc}, year={2022}, month={tháng 3}, pages={53-62} }