@article{Vinh_Tuấn_Thịnh_Chương_Thanh_Nam_Định_2022, title={Hội chứng chèn ép khoang bụng sau can thiệp nội mạch điều trị vỡ phình động mạch chủ bụng: Báo cáo trường hợp lâm sàng và tổng quan y văn}, volume={39}, url={https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/798}, DOI={10.47972/vjcts.v39i.798}, abstractNote={Đặt vấn đề: Hội chứng chèn ép khoang bụng (ACS) chiếm tỉ lệ 7% sau điều trị vỡ phình động mạch chủ bụng (RAAA). Phẫu thuật mở bụng giải áp khoang bụng là phương pháp quan trọng điều trị ACS, tuy vậy chưa thể đóng vết mổ thành bụng ngay do áp lực khoang bụng còn cao, đặt ra vấn đề chọn thời điểm đóng bụng phù hợp và ứng dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ. Phương pháp: Báo cáo ca lâm sàng điều trị ACS thành công sau can thiệp RAAA tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và khảo cứu y văn. Trường hợp lâm sàng: bệnh nhân nam 61 tuổi nhập viện vì đau bụng trái, kết quả CT scan chẩn đoán RAAA. Bệnh nhân được chuyển viện và điều trị can thiệp nội mạch (rEVAR) cấp cứu. Sau can thiệp 30 phút bụng bệnh nhân căng chướng, tăng áp lực ổ bụng. Bệnh nhân được chẩn đoán ACS và phẫu thuật cấp cứu giải áp khoang bụng. Sau phẫu thuật vết mổ được để hở và khâu che bằng túi nylon vô trùng. Ngày thứ 6 hậu phẫu, bệnh nhân được chỉ định đóng bụng tạm thời, sử dụng hệ thống hút áp lực âm (VAC). Ngày thứ 27 hậu phẫu, bệnh nhân có thể đóng hoàn toàn vết mổ thành bụng và xuất viện. Kết luận: Cần theo dõi áp lực trong khoang bụng sau phẫu thuật mở bụng giải áp điều trị ACS. Khi áp lực trong khoang bụng còn cao, có thể chỉ định đóng cân cơ bụng tạm thời và điều trị VAC hỗ trợ cho đến khi có thể đóng bụng hoàn toàn.}, journal={Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam}, author={Vinh, Bùi Đức An and Tuấn, Lê Quan Anh and Thịnh, Vũ Hữu and Chương, Phạm Trần Việt and Thanh, Nguyễn Văn Thái and Nam, Nguyễn Hoài and Định, Nguyễn Hoàng}, year={2022}, month={tháng 10}, pages={7-17} }