https://vjcts.vn/index.php/vjcts/issue/feedTạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam2025-01-30T00:00:00+00:00Ban biên tậpvjcts.vn@gmail.comOpen Journal Systems<p><em>Tạp chí phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam (VJCTS) được thành lập vào năm 2012 để xuất bản các nghiên cứu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực và can thiệp tim mạch. Kể từ đó, Tạp chí đã phát triển về chất lượng, quy mô, phạm vi và hiện bao gồm nhiều loại nghiên cứu học thuật. Với sự mở rộng nhanh chóng của lĩnh vực phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực. Năm 2021 Tạp chí được 1.0 điểm trong danh mục tạp chí chuyên ngành y học của hội đồng Giáo sư nhà nước.</em></p> <p><em>VJCTS ra mắt phiên bản điện tử từ năm 2021. Tạp chí đăng tải 4 số/năm vào tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10. Là một ấn phẩm truy cập mở hoàn toàn, Tạp chí sẽ cung cấp tối đa các bài báo được xuất bản, giúp mọi người có thể đọc, nghiên cứu và chia sẻ.</em></p> <p><strong><em>Phạm vi</em></strong></p> <p><em>VJCTS là một tạp chí truy cập mở xuất bản các tài liệu nghiên cứu, thông tin liên lạc và được đánh giá ngang hàng, liên quan tất cả các khía cạnh của phẫu thuật, can thiệp trong lĩnh vực Tim mạch, Lồng ngực.</em></p> <p><strong><em>Quá trình bình duyệt</em></strong></p> <p><em>Bất kỳ bản thảo nào trong khuôn khổ phạm vi và tuân theo hướng dẫn tác giả của tạp chí sẽ được sàng lọc biên tập và được bình duyệt ẩn danh của ít nhất một chuyên gia độc lập trong lĩnh vực này. Biên tập viên đưa ra quyết định biên tập và được Tổng biên tập thông qua cuối cùng.</em></p> <p><strong><em>Đạo đức xuất bản</em></strong></p> <p><em>Việc xuất bản một bài báo trên một tạp chí được phản biện là một nền tảng thiết yếu trong việc phát triển một mạng lưới kiến thức chặt chẽ và được tôn trọng. Nó phản ánh trực tiếp chất lượng công việc của các tác giả và các cơ sở hỗ trợ họ. Các bài báo được phản biện và thể hiện phương pháp khoa học. Do đó, điều quan trọng là phải thống nhất các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức dự kiến cho tất cả các bên liên quan đến hoạt động xuất bản: tác giả, người biên tập tạp chí, người bình duyệt, nhà xuất bản và cộng đồng của các tạp chí do xã hội sở hữu hoặc tài trợ.</em></p> <p><strong><em>Cam kết bảo mật</em></strong></p> <p><em>VJCTS cam kết thực hiện và tuân thủ các quy định của luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng. Các thông tin mà người dùng (tác giả, độc giả, biên tập viên, người phản biện) nhập vào các biểu mẫu trên Hệ thống Quản lý xuất bản trực tuyến của VJCTS chỉ được sử dụng vào các mục đích đã được tuyên bố rõ ràng và sẽ không được cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, hay dùng vào bất kỳ mục đích nào khác.</em></p>https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1241Đánh giá kết quả can thiệp bít thông liên thất tại Trung tâm tim mạch – Bệnh viện E2025-01-15T09:08:19+00:00Trần Đắc Đạibsdai@trungtamtimmach.vnPhạm Quang Longphamquanglong981998@gmail.comBùi Quang HuyĐoàn Thị Hoài ThuNguyễn Thị HươngĐặng Thị ThắmTrần Thị Kim OanhNguyễn Thị Bích PhượngHoàng Thành LuânNguyễn Thị YếnMục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn của can thiệp bít thông liên thất bằng dụng cụ qua da điều trị thông liên thất ở mọi lứa tuổi. Tóm tắt: Thông liên thất (TLT) là bất thường tim bẩm sinh thường gặp nhất và có thể được phát hiện trong gian đoạn trước sinh và sau sinh. Năm 1987, Lock và cộng sự lần đầu tiên áp dụng kĩ thuật can thiệp bít TLT bằng dụng cụ qua đường ống thông và phương pháp này đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. So với phẫu thuật vá TLT, can thiệp bít TLT bằng dụng cụ qua đường ống thông giúp giảm thiểu các biến chứng sau thủ thuật, giảm thời gian và chi phí nằm viện, tránh được sẹo mổ, ít ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Từ năm 2014, trung tâm tim mạch – Bệnh viện E cũng đã tiến hành những ca can thiệp bít TLT đầu tiên. Sau 10 năm tiến hành can thiệp bít TLT, đây là nghiên cứu đầu tiên tiến hành trên những đối tượng được bít TLT bằng dụng cụ qua da tại trung tâm tim mạch – Bệnh viện E với số lượng bệnh nhân lớn gồm cả những ca thành công, thất bại và có biến chứng nhằm đánh giá tỉ lệ thành công, kết cục sau bít. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả. Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 10 năm 2023, có 427 bệnh nhân chẩn đoán thông liên thất được tiến hành can thiệp bít thông liên thất bằng dụng cụ qua da. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 7.37 tuổi, cân nặng trung bình là 19.08 kg. Trên siêu âm tim chủ yếu là thông liên thất phần màng chiếm 96.3% tổng số ca. Tỉ lệ thành công là 94.6%, tỉ lệ nam/nữ là 206/221. Có tổng 22 ca xuất hiện biến chứng, trong đó có 2 ca cần can thiệp ngoại khoa để xử lý biến chứng. Không có bệnh nhân nào tử vong hay xuất hiện biến chứng block nhĩ thất hoàn toàn. Kết luận: Can thiệp bít thông liên thất bằng dụng cụ qua da là thủ thuật an toàn với tỉ lệ thành công cao, nên được triển khai rộng rãi để giảm thiểu nguy cơ phẫu thuật cho bệnh nhân.2025-01-15T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1242Báo cáo ca bệnh phình động mạch thận được can thiệp qua da bằng stent có màng bọc tại Bệnh viện Tim Hà Nội2025-01-15T09:20:57+00:00Nguyễn Công Hàconghacardio@gmail.comNguyễn Đình PhúcPhạm Anh HùngTóm tắt: Phình động mạch thận (ĐMT) là bệnh hiếm gặp, theo ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số. Phình ĐMT khi đường kính chỗ phình tăng hơn 50% đường kính chỗ gần kề bình thường. Chẩn đoán thường nhờ phát hiện tình cờ khi siêu âm thận mạch thận, chụp cắt lớp vi tính (CLVT), chụp cộng hưởng từ hệ mạch chủ bụng. Điều trị nội khoa nếu phình nhỏ, không triệu chứng và nguy cơ vỡ thấp. Điều trị phẩu thuật là cơ bản nhưng gần đây can thiệp qua da bằng đặt stent ngày càng phổ biến và có nhiều ưu điểm. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ 62 tuổi, tiền sử tăng huyết áp đang điều trị đều, khám vì đau bụng. Siêu âm bụng nghi ngờ phình ĐMT, bệnh nhân được chụp CLVT động mạch chủ chậu có tiêm thuốc cản quang phát hiện có túi phình ở đoạn 1/3 giữa thân ĐMT trái kích thước 26×16mm, đường kính cổ túi phình 8mm, có ít huyết khối trong túi phình. Điều trị bằng phương pháp can thiệp qua da đặt stent có màng bọc (covered stent) thành công tại Bệnh viện Tim Hà Nội.2025-01-15T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1243Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật bắc cầu động mạch vành xâm lấn tối thiểu qua đường mở ngực trái tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2022-2024)2025-01-15T09:27:22+00:00Phạm Văn ChiếnNguyễn Thái AnNguyễn Hoàng Địnhdinh.nh@umc.edu.vnMục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật bắc cầu động mạch vành xâm lấn tối thiểu qua đường mở ngực trái tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong giai đoạn từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2024. Mục tiêu chính là xác định hiệu quả, an toàn, các biến chứng và thời gian hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mổ tả loạt ca bệnh án của 37 bệnh nhân mắc bệnh mạch vành được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành xâm lấn tối thiểu qua đường mở ngực trái. Các biến số được thu thập bao gồm đặc điểm nhân khẩu học, lâm sàng, các biến số phẫu thuật và hậu phẫu. Phân tích kết quả sử dụng thống kê mô tả để đánh giá tỷ lệ biến chứng, tử vong, và thời gian nằm viện. Kết quả: Trong số 37 bệnh nhân, tỷ lệ nam giới chiếm 75,7% với độ tuổi trung bình 64,5 ± 9. Thời gian phẫu thuật trung bình là 250 ± 93 phút và số cầu nối trung bình là 1,5 ± 0,4. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật bao gồm 07 trường hợp xẹp phổi và viêm phổi đồng thời. Có 01 trường hợp tử vong. Thời gian nằm viện trung bình là 11,6 ± 4,2 ngày. Kết luận: Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành xâm lấn tối thiểu qua đường mở ngực trái tại bv Chợ Rẫy bước đầu đạt kết quả tốt, biến chứng và tử vong thấp, tuy nhiên cần có số lượng lớn hơn và phải theo dõi đánh giá lâu dài.2025-01-15T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1245Kết quả phẫu thuật hybrid điều trị phình động mạch chủ ngực2025-01-16T03:25:58+00:00Đoàn Văn NghĩaĐàm Hải SơnSondamhai.hmu@gmail.comNguyễn Công Hựubacsyhuu@gmail.comPhan Thảo Nguyênbsnguyen@trungtamtimmach.vnNguyễn Thế HuyNguyễn Hoàng NamNguyễn Trần Thủydrtranthuyvd@gmail.comPhạm Thành ĐạtĐặt vấn đề: Điều trị phình động mạch chủ (ĐMC) luôn là thách thức cho bác sĩ tim mạch. Tỉ lệ mắc bệnh phình động mạch chủ 5-10/100.000 người/năm trong đó phình quai chiếm 10% và có nguy cơ vỡ, lóc tách dẫn đến tỉ lệ tử vong cao tương tự các phình các đoạn ĐMC khác. Phẫu thuật quai ĐMC ngày càng trở lên phổ biến, và với việc phát triển về các kỹ thuật can thiệp thì việc kết hợp mổ chuyển vị các nhánh vùng quai và can thiệp nội mạch gọi là phẫu thuật hybrid (Hybrid Arch Repair- HAR) trong điều trị phình ĐMC ngực ngày càng tăng lên giúp tăng hiệu quả điều trị mà không làm tăng biến chứng đối với bệnh nhân. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, 14 bệnh nhân phình ĐMC ngực được phẫu thuật hybrid tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E từ tháng 01/2020-12/2023. Kết quả: Trong 14 bệnh nhân, tuổi trung bình 66.2± 8.4, nam giới chiếm tỉ lệ chiếm 92.9%. Có 5 trường hợp phẫu thuật chuyển vị cảnh chung trái- dưới đòn trái vào ĐM cảnh chung phải , 7 trường hợp phẫu thuật chuyển vị toàn bộ quai: thân cánh tay đầu (TABC), cảnh chung trái- dưới đòn trái vào ĐMC lên, 2 trường hợp thay đoạn lên và chuyển vị toàn bộ các nhánh quai. Thời gian phẫu thuật trung bình là 4.1± 1.3 giờ, thời gian thở máy trung bình là 46.3± 76.7 giờ. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 15.1± 7.1 ngày. Tỉ lệ thành công về mặt kĩ thuật đạt 92.9%. Sau mổ có 2 trường hợp tử vong do Covid viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết. Kết luận: Phẫu thuật hybrid điều trị phình ĐMC ngực bước đầu đạt kết quả tốt, không ảnh hưởng đến người bệnh với tỉ lệ biến chứng và tử vong thấp. Tuy nhiên cần có số lượng bệnh nhân lớn hơn và phải theo dõi lâu dài để đánh giá chính xác hiệu quả.2025-01-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1244Hở van hai lá nặng do bệnh Barlow: so sánh kết quả sớm kỹ thuật cắt bỏ và bảo tồn mô van trong phẫu thuật sửa van ít xâm lấn2025-01-16T03:10:35+00:00Lương Công HiếuNguyễn Hoàng Địnhdinh.nh@umc.edu.vnGiới thiệu: Bệnh Barlow là dạng nặng nhất trong bênh van hai lá thoái hóa. Hở van hai là là thể loại thường gặp nhất của bênh van hai lá Barlow. Theo các hướng dẫn điều trị hiện hành, hở van hai lá nặng kèm triệu chứng là chỉ định cần phẫu thuật, ưu tiên sửa van hơn thay van nhờ khả năng cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân. Các phương pháp sửa van hai lá thường được phân thành hai nhóm chính: sửa van có cắt mô van và sửa van bảo tồn mô van. Đối với bệnh Barlow – một tình trạng dư thừa mô van rõ rệt – việc chọn lựa giữa hai kỹ thuật này trong phẫu thuật ít xâm lấn vẫn còn nhiều tranh cãi. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh kết quả sớm giữa kỹ thuật cắt mô van và bảo tồn mô van trong sửa van hai lá ở bệnh nhân Barlow bằng phương pháp ít xâm lấn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả đoàn hệ hồi cứu, tất cả bệnh nhân hở van hai lá nặng có van hai lá dạng Barlow được sửa van ít xâm lấn từ năm 2020 đến năm 2024 tại bệnh viện ĐHYD TP.HCM với đầy đủ các số liệu cần thiết. Kết quả: Có 61 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu, sửa van thành công ở 57 bệnh nhân (93,4%), 4 trường hợp do tổn thương van phức tạp phải thay van. Trong số 57 bệnh nhân sửa van, 26 bệnh nhân (45,6%) sửa van hai lá bằng kỹ thuật không cắt mô van và 31 bệnh nhân (54,4%) được sửa van bằng kỹ thuật có cắt mô van. Thời gian sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể và thời gian kẹp động mạch chủ trung bình lần lượt là 146,1 ± 23,8 phút và 84,6 ± 15,9 phút. Trong thời gian theo dõi 30 ngày sau phẫu thuật, không có trường hợp nào tử vong và không ghi nhận biến chứng SAM (systolic anterior motion) ở tất cả các bệnh nhân, có 1 trường hợp hở van hai lá trung bình sau mổ. Ngoài ra không ghi nhận trường hợp nào phải phẫu thuật lại trong thời gian theo dõi. Kết luận: Sửa van hai lá Barlow qua đường mổ ít xâm lấn có kết quả hậu phẫu trong 30 ngày đầu khả quan. Kỹ thuật không cắt lá van và không cắt là van cho kết quả tương tự nhau.2025-01-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1246Kết quả sớm phẫu thuật thay van hai lá trên bệnh nhân đã phẫu thuật sửa van hai lá tại Bệnh viện Tim Tâm Đức2025-01-16T03:53:42+00:00Trần Văn Hòatranvanhoa2108@gmail.comPhan Kim PhươngChu Trọng HiệpĐặt vấn đề: Tỷ lệ tái phẫu thuật van hai lá sau lần sửa van từ khoảng 4,5 đến 8% sau 10 năm và tỷ lệ này ngày càng tăng trong thập kỷ qua. Phẫu thuật lại van hai lá là phẫu thuật phức tạp do cấu trúc giải phẫu tim đã bị thay đổi sau lần phẫu thuật đầu tiên. Đây là nhiệm vụ đầy thách thức với chuyên môn và tay nghề của phẫu thuật viên để tách từng cấu trúc mà không làm hỏng chúng, làm tăng nguy cơ rách hay vỡ gây mất máu và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm phẫu thuật thay van hai lá trên bệnh nhân đã phẫu thuật sửa van hai lá tại Bệnh viện Tim Tâm Đức giai đoạn tháng 3 năm 2006 đến tháng 6 năm 2023. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca từ tháng 03 năm 2006 đến tháng 06 năm 2023 Kết quả: Sau thay van, 39 bệnh nhân cải thiện về cải thiện về phân độ NYHA, nhịp tim, áp lực động mạch phổi, đường kính nhĩ trái, đường kính thất trái tâm trương, chênh áp qua van. 01 bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật (ngày hậu phẫu thứ 50). Biến chứng sớm sau phẫu thuật chủ yếu bao gồm chảy máu cần phẫu thuật lại cầm máu (12,8%), viêm phổi (10,3%) và suy thận cần chạy thận nhân tạo (7,7%). Kết luận: Kết quả sớm phẫu thuật thay van hai lá trên bệnh nhân đã phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện Tim Tâm Đức đem lại kết quả tốt, tỷ lệ biến chứng và tử vong sớm sau phẫu thuật thấp.2025-01-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1251Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi toàn bộ với hệ thống 3 D phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em2025-01-16T07:10:17+00:00Đỗ Anh Tiếnbsdoanhtien@gmail.comNguyễn Trần Thủydrtranthuyvd@gmail.comMục tiêu: Đánh giá khả năng thực hiện và kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi toàn bộ với hệ thống 3 D điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Tóm tắt: Phẫu thuật ít xâm lấn đang là xu hướng trong phẫu thuật tim nói chung và phẫu thuật tim bẩm sinh nói riêng. Đặc biệt phẫu thuật nội soi toàn bộ với hệ thống 3 D được triển khai cho bệnh nhân người lớn với nhiều ưu điểm như giải quyết các tổn thương trong tim triệt để, hồi phục sau mổ nhanh và đặc biệt là tính thẩm mỹ rất cao với sẹo mổ nhỏ, việc ứng dụng phẫu thuật này cho trẻ em có nhiều hạn chế do kích thước cơ thể nhỏ, để đánh giá khả năng thực hiện cũng như kết quả của ứng dụng kỹ thuật này cho trẻ em, chúng tôi tiến hành đề tài này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 3 năm 2024, chúng tôi áp dụng phương pháp nội soi toàn bộ 3 D cho bệnh nhân có cân nặng > 15kg. Tổng số 127 bệnh nhân bao gồm: 62 thông liên nhĩ, 42 thông liên thất, 18 thông sàn nhĩ thất bán phần, 5 tĩnh mạch phổi lạc chỗ bán phần. Tuổi trung bình 8,73 tuổi (3-15). Cân nặng trung bình: 21,34 kg (15 – 51). Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều được thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể ngoại vi, không có bệnh nhân phải chuyển mổ đường mở xương ức. Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo của bệnh thông liên nhĩ, thông liên thất, thông sàn nhĩ thất bán phần, tĩnh mạch phổi lạc chỗ bán phần lần lượt là: 78 phút, 115 phút, 140 phút, 91 phút. Thời gian cặp động mạch chủ của các bệnh thông liên thất: 82 phút; thông sàn nhĩ thất bán phần: 88 phút; tĩnh mạch phổi lạc chỗ bán phần: 62 phút. Nhóm bệnh thông liên nhĩ để tim đập. Không có bệnh nhân tử vong sau mổ. Siêu âm doppler tim sau mổ ổn định. Biến chứng sau mổ có 1 bệnh nhân bị tắc động mạch đùi tại vị trí đặt ống động mạch, được mổ cấp cứu để tạo hình động mạch đùi và 1 bệnh nhân bị hẹp động mạch chậu ngoài mổ lại sau 3 tháng. Khám lại sau mổ trung bình 29 tháng (2 – 59), không có bệnh nhân tử vong muộn, không có biến chứng, siêu âm doppler tim ổn định, không có bệnh nhân phải mổ lại trong thời gian theo dõi. Kết luận: phẫu thuật nội soi toàn bộ ứng dụng 3D có thể tiến hành với các trẻ có cân nặng > 15 kg, với kết quả sớm và lâu dài tốt đặc biệt có tính thẩm mỹ cao.2025-01-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1249Kết quả trung hạn điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai2025-01-16T04:14:24+00:00Võ Tuấn Anhdranhtuanvo@gmail.comNguyễn Công TiếnNguyễn Văn ThànhNguyễn Thanh BìnhNguyễn Dũng NhânMở đầu: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ theo phác đồ đa mô thức tại bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai cần được đánh giá về mức độ hiệu quả trong việc kết hợp giữa hai khoa ngoại lồng ngực và khoa ung bướu. CEA và Cyfra21-1 là dấu ấn ung thư được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng trong chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đánh giá độ nhạy và đặc hiệu của CEA và Cyfra21-1 và xác định ngưỡng cắt tối ưu của xét nghiệm giúp bác sĩ tại khoa trong việc chẩn đoán bệnh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang phân tích. Đánh giá kết quả trung hạn của điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ không tế bào nhỏ bằng biểu đồ Kaplan Meier. Sử dụng hồi quy Cox để so sánh nguy cơ tử vong trong giai đoạn trung hạn. Dùng đường cong ROC để tính diện tích dưới đường cong (AUC) và tìm ngưỡng cắt tối ưu bằng youden index của CEA và Cyfra 21-1. Kết quả: Có 96 trường hợp chẩn đoán xác định ung thư phổi không tế bào nhỏ trong nghiên cứu, độ tuổi trung bình 62,7±9,7 tuổi với tỷ lệ nam:nữ là 2:1. Carcinom tuyến gặp nhiều nhất (62,5%), kế đến là carcinom biệt hóa kém (28,1%) và carcinom tế bào gai (9,1%). Trong nhóm nghiên cứu chỉ có 14% bệnh nhân được phát hiện u phổi trong giai đoạn còn chỉ định phẫu thuật triệt căn, và chỉ có 56% đồng ý điều trị theo phác đồ bệnh viện. Việc tham gia điều trị theo phác đồ bệnh viện giảm nguy cơ tử vong tại giai đoạn trung hạn 65% ở nhóm được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ hay 64% ở nhóm ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn cuối khi so với nhóm từ chối điều trị với p và HR lần lượt là 0,35 (p = 0,001) và 0,36 (p = 0,01). Độ nhạy và đặc hiệu thực tế của CEA và Cyfra21-1 lần lượt là (84,4% và 64,4%) và Cyfra (86,3% và 74,2%). Ngưỡng cắt tối ưu được xác định qua đường cong ROC của CEA và Cyfra 21-1 đi kèm với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là (3,77ng/ml;84%;81%) và (2,99ng/ml;84%;84%). Kết luận: Điều trị theo phác đồ giúp giảm nguy cơ tử vong có khác biệt thống kê ở giai đoạn trung hạn trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ nói chung cũng như những bệnh nhân giai đoạn trễ nói riêng. Sử dụng xét nghiệm CEA và Cyfra21-1 để chẩn đoán ung thư trên một bệnh nhân nhập viện có tổn thương nghi ngờ ở phổi có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là (84% ; 81%) cho CEA và (84%; 84%) cho Cyfra21-1, với ngưỡng cắt được đề nghị là 3,77ng/ml CEA và 2,99 ng/ml Cyfra21-1.2025-01-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1252Đánh giá thang điểm EuroSCORE II trong tiên lượng tử vong sớm của phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên2025-01-17T06:48:52+00:00Nguyễn Thái MinhNguyễn Sinh Hiềnnguyensinhhien@gmail.comNguyễn Thành Phi LongTạ Đình TrungNguyễn Trọng TấnĐoàn Quốc Hưnghung.doanquoc@gmail.comTóm tắt: Mục tiêu: Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích đánh giá thang điểm EuroSCORE II trong tiên lượng tử vong sớm của phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 307 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên được phẫu thuật bắc cầu chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2022. Chia bệnh nhân thành các nhóm theo tính chất cuộc mổ (cấp cứu hay không cấp cứu) và theo nguy cơ tử vong được dự đoán bởi thang EuroSCORE II: Nhóm nguy cơ thấp (< 2%), nhóm nguy cơ trung bình (2 - 5%), nhóm nguy cơ (> 5%). Đánh giá hiệu quả của thang điểm EuroSCORE II dựa trên độ chính xác bằng tỉ lệ tử vong quan sát/dự đoán (O/E) và khả năng phân biệt sống - tử vong bằng diện tích dưới đường cong (AUC) ROC. Test Hosmer-Lemeshow dùng để khảo sát mối liên quan giữa EuroSCORE II và tỷ lệ tử vong sớm của bệnh nhân. Kết quả: Ở nhóm chung, AUC và O/E lần lượt là 0,8117 (CI 95%: 0,67 - 0,95) và 0,85. Ở các nhóm phân theo tính chất cuộc mổ, EuroSCORE II hiệu quả với bệnh nhân mổ cấp cứu [AUC: 0,8681 (0,67 - 1,00) và O/E 0,96] nhưng không hiệu quả với nhóm mổ không cấp cứu [AUC: 0,6665 (0,51 - 0,82) và O/E 0,64]. Ở các nhóm phân theo nguy cơ tử vong, AUC và O/E là 0,9316 (0,86 - 1,00) và 1,13 ở bệnh nhân nguy cơ thấp; 0,5118 (0,06 - 0,97) và 0,94 ở bệnh nhân có nguy cơ trung bình; 0,9552 (0,91 - 1,00) và 0,78 ở bệnh nhân nguy cơ cao. Kết luận: Thang điểm EuroSCORE II là công cụ tiên lượng tử vong sớm chính xác ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên được phẫu thuật bắc cầu chủ vành, đặc biệt trong nhóm mổ cấp cứu và nhóm nguy cơ cao.2025-01-17T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1258Đánh giá kết quả trung hạn phẫu thuật bắc cầu mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai2025-01-23T03:24:26+00:00Võ Tuấn Anhdranhtuanvo@gmail.comNguyễn Thời Hải NguyênNguyễn Dũng NhânNguyễn Công TiếnMở đầu: Bắc cầu động mạch vành (BCMV) là một phẫu thuật lớn trong đó sử dụng các mảnh ghép khác nhau để bắc qua các tổng thương xơ vữa gây hẹp hoặc tắc động mạch vành của bệnh nhân. Có hai loại kĩ thuật là bắc cầu mạch vành có ngưng tim và không ngưng tim. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) 256 là phương tiện tốt để đánh giá lưu thông cầu nối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca, hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu mạch vành tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được chụp CLVT 256 có cản quang để đánh giá mức độ lưu thông cầu nối Kết quả: Có 40 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu từ 5/2021 đến 8/2024. Tuổi trung bình 62, nam giới chiếm 75% số bệnh nhân. Số lượng cầu nối trung bình là 3.05, thời gian phẫu thuật trung bình là 243 phút. Tỉ lệ tử vong sớm là 2.5%, biến chứng sớm bao gồm nhồi máu cơ tim cấp (2.5%), mổ lại do chảy máu (2.5%), nhiễm trùng xương ức (5%) và viêm phổi phải thở máy > 24 giờ (10%). Tỉ lệ tử vong trung hạn là 5.1%, không có bệnh nhân tử vong vì nguyên nhân tim mạch. Các cầu nối mạch vành thông tốt, có 1 trường hợp không rõ cầu nối tĩnh mạch – động mạch bờ tù – động mạch liên thất sau. Kết luận: Phẫu thuật bắc cầu mạch vành tim đập tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai có kết quả trung hạn tốt, cho thấy hiệu quả của chương trình chuyển giao kĩ thuật mổ tim hở từ bệnh viện Chợ Rẫy về bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Việc triển khai kĩ thuật này giúp giảm tải cho bệnh viện tuyến trung ương và nâng cao uy tín của đội ngũ tại địa phương. Chụp CLVT là phương án không xâm lấn, giúp đánh giá hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu mạch vành ở bệnh nhân ổn định.2025-01-23T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1262Đánh giá kết quả trung hạn trong điều trị chấn thương ngực kín có gãy nhiều xương sườn nặng2025-01-24T06:48:37+00:00Nguyễn Văn Đạivandai.bluesky.kiwi@gmail.comTrương Cao NguyênNguyễn Viết Đăng QuangVũ Hữu VĩnhNguyễn Hữu ƯớcPhạm Hữu LưĐoàn Quốc Hưnghung.doanquoc@hmu.edu.vnMục tiêu: Đánh giá kết quả trung hạn trong điều trị chấn thương ngực kín (CTNK) có gãy nhiều xương sườn nặng (gãy ≥ 3 xương sườn di lệch hoặc gãy phức tạp hoặc có mảng sườn di động). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một trăm sáu mươi bốn bệnh nhân được chẩn đoán CTNK có gãy xương sườn trong thời gian từ 10/2020 đến 10/2023 nhập viện: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm, nhóm 1: nhóm CTNK có phẫu thuật cố định xương sườn bằng nẹp vít, nhóm 2: nhóm CTNK không phẫu thuật cố định xương sườn bằng nẹp vít (điều trị bảo tồn). Nghiên cứu mô tả đa trung tâm có theo dõi dọc có nhóm chứng không ngẫu nhiên. Kết quả: Hơn 3/4 bệnh nhân nam giới (75,6%). Tai nạn giao thông là nguyên nhân chính chiếm tỉ lệ 65,9%. Điểm đau (VAS) trung bình sau mổ 1 tháng 0,83 điểm ở nhóm phẫu thuật kết hợp xương sườn gãy bằng nẹp vít (nhóm phẫu thuật), trong khi ở nhóm điều trị bảo tồn là 1,47 điểm (p < 0,05). Sau 3 tháng, biến chứng tràn máu khoang màng phổi ở nhóm điều trị bảo tồn là 3,1% cao hơn nhóm điều trị phẫu thuật có tỉ lệ 1,6%; sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê. Đánh giá tiêu chí chất lượng cuộc sống (CLCS) ở nhóm phẫu thuật sau 1 tháng trung bình là 0,7 điểm, sau 3 tháng là 0,95 điểm. Trong khi đó nhóm điều trị bảo tồn, điểm CLCS sau 1 tháng là 0,62 điểm; sau 3 tháng là 0,77 điểm (p < 0,01). Kết luận: Kết quả trung hạn khi điều trị CTNK có gãy nhiều xương sườn nặng, việc chọn phương pháp phẫu thuật kết hợp xương sườn gãy bằng nẹp vít cho thấy hiệu quả vượt trội hơn so với điều trị bảo tồn: cải thiện tình trạng đau ngực, tỉ lệ biến chứng thấp, nâng cao CLCS.2025-01-24T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025