Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam
https://vjcts.vn/index.php/vjcts
<p><em>Tạp chí phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam (VJCTS) được thành lập vào năm 2012 để xuất bản các nghiên cứu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực và can thiệp tim mạch. Kể từ đó, Tạp chí đã phát triển về chất lượng, quy mô, phạm vi và hiện bao gồm nhiều loại nghiên cứu học thuật. Với sự mở rộng nhanh chóng của lĩnh vực phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực. Năm 2021 Tạp chí được 1.0 điểm trong danh mục tạp chí chuyên ngành y học của hội đồng Giáo sư nhà nước.</em></p> <p><em>VJCTS ra mắt phiên bản điện tử từ năm 2021. Tạp chí đăng tải 4 số/năm vào tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10. Là một ấn phẩm truy cập mở hoàn toàn, Tạp chí sẽ cung cấp tối đa các bài báo được xuất bản, giúp mọi người có thể đọc, nghiên cứu và chia sẻ.</em></p> <p><strong><em>Phạm vi</em></strong></p> <p><em>VJCTS là một tạp chí truy cập mở xuất bản các tài liệu nghiên cứu, thông tin liên lạc và được đánh giá ngang hàng, liên quan tất cả các khía cạnh của phẫu thuật, can thiệp trong lĩnh vực Tim mạch, Lồng ngực.</em></p> <p><strong><em>Quá trình bình duyệt</em></strong></p> <p><em>Bất kỳ bản thảo nào trong khuôn khổ phạm vi và tuân theo hướng dẫn tác giả của tạp chí sẽ được sàng lọc biên tập và được bình duyệt ẩn danh của ít nhất một chuyên gia độc lập trong lĩnh vực này. Biên tập viên đưa ra quyết định biên tập và được Tổng biên tập thông qua cuối cùng.</em></p> <p><strong><em>Đạo đức xuất bản</em></strong></p> <p><em>Việc xuất bản một bài báo trên một tạp chí được phản biện là một nền tảng thiết yếu trong việc phát triển một mạng lưới kiến thức chặt chẽ và được tôn trọng. Nó phản ánh trực tiếp chất lượng công việc của các tác giả và các cơ sở hỗ trợ họ. Các bài báo được phản biện và thể hiện phương pháp khoa học. Do đó, điều quan trọng là phải thống nhất các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức dự kiến cho tất cả các bên liên quan đến hoạt động xuất bản: tác giả, người biên tập tạp chí, người bình duyệt, nhà xuất bản và cộng đồng của các tạp chí do xã hội sở hữu hoặc tài trợ.</em></p> <p><strong><em>Cam kết bảo mật</em></strong></p> <p><em>VJCTS cam kết thực hiện và tuân thủ các quy định của luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng. Các thông tin mà người dùng (tác giả, độc giả, biên tập viên, người phản biện) nhập vào các biểu mẫu trên Hệ thống Quản lý xuất bản trực tuyến của VJCTS chỉ được sử dụng vào các mục đích đã được tuyên bố rõ ràng và sẽ không được cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, hay dùng vào bất kỳ mục đích nào khác.</em></p>The Vietnam Journal of Cardiovascular and Thoracic Surgeryvi-VNTạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam0866-7551Kết quả phẫu thuật nội soi rút điện cực ở bệnh nhân nhiễm trùng thiết bị cấy ghép trong tim
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1186
Đặt vấn đề: Các thiết bị tạo nhịp vĩnh viễn và máy khử rung tim (ICD) ngày càng phổ biến cải thiện chất lượng sống cũng như tiên lượng lâu dài cho bệnh nhân tim mạch. Tuy nhiên cùng với đó là sự gia tăng tình trạng nhiễm trùng của các thiết bị cấy ghép trong tim (CIEDs). Với tỷ lệ nhiễm trùng sau cấy lần đầu 4.82/1000 người, và sau khi thay máy là 12.12/1000. Với sự phát triển của kỹ thuật nội soi, mở ra một phương pháp xử trí triệt để nhiễm trùng các thiết bị cấy ghép trong tim mà không làm tăng tình trạng nặng của người bệnh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, 08 bệnh nhân nhiễm trùng máy tạo nhịp được phẫu thuật nội soi tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E từ tháng 01/2020-07/2024. Kết quả: Trong 08 bệnh nhân, tỷ lệ nam giới chiếm chủ yếu với 06 bệnh nhân, với độ tuổi cao nhất là 85 tuổi và thấp nhất là 25 tuổi. Có 07 trường hợp được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, 01 trường hợp cấy máy ICD do hội chứng Brugada. Tất cả các ca đều cấy ra vi khuẩn: trong đó có 05 bệnh nhân cấy ra Staphylococcus aureus và 03 ca cấy ra Staphylococcus epidermidis. Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật kiểm tra máy tạo nhịp và được mổ nội soi lấy điện cực. Thời gian phẫu thuật trung bình 68,71± 18.3 phút (97-40), trong đó có 01 trường hợp chỉ nhiễm trùng sonde điện cực còn lại tất cả đều bị nhiễm trùng ổ máy và sonde điện cực. Tất cả trường hợp ổn định ra viện với thời gian trung bình 16,2± 7,8 ngày (11-30), 01 trường hợp nặng do nhiễm trùng huyết trên bệnh nhân suy tim EF: 30%, suy thận, ĐTĐ, THA phải nằm điều trị lâu 30 ngày. Kết luận: Phẫu thuật lấy điện cực nội soi trên bệnh nhân nhiễm trùng máy tạo nhịp bước đầu đạt kết quả tốt, biến chứng và tử vong thấp, tuy nhiên cần có số lượng lớn hơn và phải theo dõi đánh giá lâu dài.Đàm Hải SơnNguyễn Công HựuNguyễn Trần ThuỷPhạm Thành ĐạtNguyễn Hoàng NamĐoàn Văn Nghĩa
Copyright (c) 2024
2024-10-252024-10-254851110.47972/vjcts.v48i.1186Kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn qua đường nách phải điều trị bệnh thông liên thất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1187
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn qua đường nách phải điều trị bệnh thông liên thất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tóm tắt: thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 25%. Phẫu thuật vá lỗ thông liên thất được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện suy tim, chậm tăng cân hay viêm phổi tái diễn; siêu âm tim có hình ảnh lỗ thông lớn hay nằm ở vị trí không tự bít được (dưới van động mạch chủ, phần phễu). Ngày nay, cùng với sự phát triển của gây mê hồi sức và kĩ thuật phẫu thuật, phần lớn bệnh thông liên thất được phẫu thuật qua các đường mở ít xâm lấn. Tuy nhiên, ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh, cân nặng thấp, việc phẫu thuật qua đường mở ít xâm lấn trong điều trị bệnh thông liên thất vẫn còn là một thách thức trong thực tiễn lâm sàng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm tổn thương cũng như kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn qua đường nách phải điều trị bệnh thông liên thất ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi tại trung tâm tim mạch – bệnh viện E giai đoạn 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả. Từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023, có 62 bệnh nhân dưới 6 tháng tuổi mắc thông liên thất được phẫu thuật ít xâm lấn qua đường nách phải, 27 nam va 35 nữ, tuổi trung bình 3 tháng, cân nặng trung bình 4,8kg. Kích thước lỗ thông trung bình 7,4mm, tăng áp lực động mạch phổi nặng ở 27 BN (42,9%). Kết quả: thời gian chạy máy trung bình: 68 phút, thời gian cặp ĐMC: 46 phút. Không có bệnh nhân phải mở xương ức. Thời gian thở máy trung bình 30 giờ, thời gian nằm viện 15 ngày. Không có bệnh nhân tử vong sau mổ. Biến chứng sớm sau mổ bao gồm: rối loạn nhịp tạm thời (4 BN), chảy máu sau mổ (1 BN), tai biến mạch máu não (2 BN), hẹp tĩnh mạch chủ trên (1 BN), liệt cơ hoành (1BN), tràn dịch dưỡng chấp (1BN). Siêu âm tim sau mổ: thông liên thất vá kín ở 55 BN (88,7%), 7 BN (11,3%) còn shunt tồn lưu nhỏ, không phải mổ lại. ALĐMP sau mổ giảm hoặc hết ở hầu hết các BN, chỉ có 1 BN vẫn còn TALĐM nặng sau mổ. Kết luận: phẫu thuật ít xâm lấn qua đường nách phải điều trị bệnh thông liên thất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là khả thi và mang lại kết quả sớm khả quan.Đỗ Anh TiếnLương Thị Như HuyềnNguyễn Trần Thuỷ
Copyright (c) 2024
2024-10-252024-10-2548121810.47972/vjcts.v48i.1187Nhận xét biến cố thần kinh sau phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1188
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ biến cố thần kinh ở bệnh nhân phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn và nhận xét một số yếu tố liên quan đến nhóm có và không có biến cố thần kinh sau phẫu thuật Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Tiêu chuẩn chọn vào: Bệnh nhân phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn tại khoa phẫu thuật tim, BV ĐH Y Dược - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân mắc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, bệnh nhân cần hỗ trợ ECMO - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca Kết quả: Có 358 bệnh nhân được phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn trong khoảng thời gian 2017-2022 có, tuổi trung bình 50,7 tuổi. Nam giới chiếm 53,2%, nguy cơ phẫu thuật tính theo EuroScore II là 1,6%. Kết quả có 46 bệnh nhân có biến chứng thần kinh sau phẫu thuật chiếm 12,8%. Trong đó chủ yếu là sảng chiếm với 42 bệnh nhân chiếm 91,3%, tai biến mạch máu não có di chứng chiếm tỷ lệ thấp 2,2%. Độ tuổi trung bình của nhóm có biến chứng thần kinh cao hơn với nhóm không có biến chứng (53,9 ± 10,8 tuổi so với 50,2 ± 12,6 tuổi). Ngoài ra, tỷ lệ nam giới trong nhóm có biến chứng (63,0%) cao hơn so với nhóm không có biến chứng (50,6%). Tiền sử tai biến mạch máu não trong nhóm có biến chứng (4,3%). Thời gian thở máy và thời gian nằm ICU dài hơn ở nhóm có biến chứng thần kinh, với thời gian thở máy trung bình là 36,1 ± 71,3 giờ so với 18,4 ± 24,5 giờ ở nhóm không có biến chứng. Tỷ lệ rung nhĩ mới sau phẫu thuật cũng cao hơn ở nhóm có biến chứng (19,6% so với 10,6%). Kết luận: Biến chứng thần kinh sau phẫu thuật là một vấn đề quan trọng, gặp ở 12,8% bệnh nhân được phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn, thường gặp là sảng và đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm tuổi, tăng huyết áp và rung nhĩ.Phạm Trần Việt ChươngHồ Đức ThắngPhan Quang ThuậnBùi Đức An VinhNguyễn Hoàng Định
Copyright (c) 2024
2024-10-252024-10-2548192610.47972/vjcts.v48i.1188Đánh giá kết quả trung hạn can thiệp nội mạch điều trị hẹp thông nối động tĩnh mạch tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1189
Mở đầu: Hẹp AVF là một biến chứng thường gặp, dẫn đến suy giảm chức năng lọc máu, tăng nguy cơ tắc nghẽn và tăng tỷ lệ tử vong. Vì thế can thiệp nội mạch điều trị hẹp thông nối động tĩnh mạch (AVF) là một kỹ thuật quan trọng trong quản lý bệnh nhân lọc máu, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến địa phương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca có phân tích, được thực hiện tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai 2022-2024. Kết quả: Tỷ lệ thành công can thiệp nội mạch điều trị hẹp AVF tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai là 91% với 93.1% trường hợp duy trì thông suốt sau 3 tháng và 86.2% sau 6 tháng. Việc sử dụng bóng phủ thuốc (DCB) cho thấy hiệu quả vượt trội so với bóng thường (PBA) với tỷ lệ tái hẹp thấp hơn. Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị hẹp AVF tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai có kết quả ngắn hạn và trung hạn tốt. Bóng phủ thuốc có tỉ lệ tái hẹp trung hạn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với bóng thông thường. Triển khai kĩ thuật này ở bệnh viện tuyến tỉnh giúp giảm gánh nặng cho các bệnh viện tuyến trung ương và giảm chi phí y tế cho nhóm bệnh nhân suy thận mạn cần chạy thận nhân tạoVõ Tuấn AnhKiều Minh SơnPhạm Danh Phương
Copyright (c) 2024
2024-10-252024-10-2548273510.47972/vjcts.v48i.1189Kết quả phẫu thuật ít xâm lấn điều trị bệnh thông liên thất phần phễu ở trẻ em
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1190
Mục tiêu: đánh giá khả năng thực hiện và kết quả của phẫu thuật ít xâm lấn điều trị bệnh thông liên thất phần phễu ở trẻ em. Tóm tắt: thông liên thất phần phễu là lỗ thông nằm ở dưới van động mạch phổi và van động mạch chủ, chiếm khoảng 6% thông liên thất, với người châu á thì phổi biến hơn với 30% tổng số thông liên thất. Hiện tại bệnh có chỉ định mổ sớm nếu suy tim và tăng áp phổi không kiểm soát được bằng thuốc và phòng tránh sa lá van động mạch chủ. Phẫu thuật ít xâm lấn đã được thực hiện thường qui với lỗ thông liên thất phần quanh màng, với lỗ thông liên thất phần phễu còn nhiều thách thức khi thực hiện kỹ thuật này, chính vì vậy chứng tôi thực hiện đề tài này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả. Từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 7 năm 2024, có 33 trẻ em bị thông liên thất phần phễu được phẫu thuật ít xâm lấn quá nách phải. Kết quả: Tuổi trung bình 11,47 tháng, cân nặng trung bình 7,35 kg. Siêu âm tim kích thước lỗ thông trung bình 6,2 mm. Áp lực động mạch phổi; 32,6 mmHg. Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo: 68,5 phút. Thời gian cặp động mạch chủ: 47,3 phút. Không có bệnh nhân phải chuyển mở xương ức. Thời gian thở máy trung bình 14,4 giờ. Không có bệnh nhân tử vong sau mổ, không có biến chứng thần kinh, chảy máu, rối loạn nhịp. siêu âm sau mổ lỗ thông được vá kín, không bị hở van động mạch chủ. Bệnh nhân được khám lại trung bình 9 tháng. Lâm sàng suy tim ROSS I. Siêu âm tim lỗ thông kín, không tăng áp lực động mạch phổi. Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn qua đường nách phải điều trị bệnh thông liên thất phần phễu ở trẻ em có thể tiến hành an toàn với kết quả tốt.Đỗ Anh TiếnNguyễn Bá PhongNguyễn Trần Thuỷ
Copyright (c) 2024
2024-10-252024-10-2548364110.47972/vjcts.v48i.1190Phẫu thuật tim trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: một số kinh nghiệm của Viện tim Tp. Hồ Chí Minh
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1191
Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan với tử vong trong bệnh viện và thời điểm phẫu thuật phù hợp ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có chỉ định phẫu thuật tim. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên những bệnh nhân nhập Viện Tim từ 01/01/2021 đến 31/12/2023, có chẩn đoán ra viện viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và được phẫu thuật tim cùng đợt nằm viện. Kết quả: 128 bệnh nhân, tuổi 44,8 ± 15,8, nam giới 68%. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus (37,5%) và Enterococcus (12,5%). Các phẫu thuật chính gồm thay van động mạch chủ và thay hoặc sửa van 2 lá. Tử vong trong bệnh viện 6,3%. Các yếu tố liên quan với tử vong trong bệnh viện: có van tim nhân tạo hoặc ống ghép động mạch phổi, áp-xe vòng van và/hoặc rò trong tim, suy tim nặng phải mổ trong vòng 5 ngày kể từ khi chẩn đoán. Thời gian dùng kháng sinh >21 ngày so với ≤21 ngày, hay thời gian dùng kháng sinh >14 ngày so với ≤14 ngày không ảnh hưởng đến tử vong. Không ghi nhận viêm nội tâm mạc tái phát. Tần suất dồn thuyên tắc mạch trong khi chờ phẫu thuật tăng rõ kể từ tuần 3 của kháng sinh trị liệu. Kết luận: Các yếu tố liên quan với tử vong trong bệnh viện cần được xem xét khi đánh giá nguy cơ trước mổ. Bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có chỉ định phẫu thuật tim và đáp ứng tốt với kháng sinh trị liệu nên được mổ sau 2 tuần điều trị bằng kháng sinh.Hồ Huỳnh Quang TríPhạm Thị Mai HoàVăn Hùng DũngPhạm Hữu Minh NhựtBùi Minh Trạng
Copyright (c) 2024
2024-10-252024-10-2548424910.47972/vjcts.v48i.1191Báo cáo một trường hợp: Viêm nội tâm mạc động mạch phổi ở bệnh nhân còn ống động mạch
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1192
Tổng quan: Viêm nội tâm mạc tim phải thường hiếm gặp, chỉ chiếm 5-10% trong tất cả các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.Tổn thương có thể chỉ ở tại van phổi hoặc kèm theo các van khác. Chẩn đoán kịp thời bằng siêu âm tim qua thành ngực, kháng sinh tích cực ngay từ đầu và phẫu thuật lấy khối sùi cho viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn giúp ngăn ngừa nguy cơ suy đa tạng và thuyên tắc phổi gây tử vong. Báo cáo ca bệnh: Bệnh nhân nữ 38 tuổi tiền sử khỏe mạnh, đẻ thường tại bệnh viện huyện cách 03 tháng. Vào viện vì sốt kèm khó thở liên tục cách vào viện 1 tháng, siêu âm tim phát hiện: khối sùi động mạch phổi trái trên nền còn ống động mạch. Chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh khối hỗn hợp âm ở động mạch phổi trái. Bệnh nhân được phẫu thuật lấy cục sùi làm xét nghiệm và đóng ống động mạch. Sau mổ bệnh nhân ổn định sau mổ 2 tuần ra viện. Kết luận: Tổn thương sùi động mạch phổi trên nền còn ống động mạch là một tổn thương hiếm gặp và có khả năng gây tử vong cao. Chẩn đoán nên được xem xét ở bất kỳ bệnh nhân nào có tình trạng sốt, nhiễm trùng có kèm theo bệnh lý tim bẩm sinh. Việc phẫu thuật lấy khối sùi kèm điều trị kháng sinh tích cực nên được thực hiện cùng nhau để tăng hiệu quả điều trị.Đàm Hải SơnTiến sĩ Nguyễn Công HựuPhạm Thành Đạt
Copyright (c) 2024
2024-10-252024-10-2548505410.47972/vjcts.v48i.1192Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng tại Bệnh viện Tim Hà Nội
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1193
Đặt vấn đề: Trên thế giới, tỉ lệ cấy máu dương tính ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (VNTMNT) lên đến 80 – 90%, trong khi đó tại Việt Nam, tỉ lệ dao động 68 – 70%. Tại Bệnh viện Tim Hà Nội chưa có những đánh giá kết quả vi sinh cũng như mối tương quan với kết quả điều trị VNTMNT. Mục tiêu:“Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả vi sinh và kết quả điều trị; mối liên quan với kết cục lâm sàng ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng”. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả, cắt ngang, theo dõi dọc. Bệnh nhân có chẩn đoán VNTMNT theo tiêu chuẩn Duke cải biên điều trị từ tháng 5/2022 đến tháng 10/2023. Kết quả: có 63 bệnh nhân, tuổi trung bình là 51.03 ± 15.92 (20-78 tuổi); tỉ lệ nam:nữ = 5:2; khó thở NYHA 2 chiếm 63.5%; siêu âm tim thành ngực xuất hiện sùi ở 93.7%; cấy máu dương tính (36.5%): Streptococcus (56.5%); Staphylococcus (30.4%), Enterococcus faecalis (13.1%); 31.7% điều trị nội khoa, 7.9% phẫu thuật cấp cứu và 60.3% phẫu thuật chương trình; 12.7% tái phát; 80.9% sống ra viện, 9.5% nặng xin về và tử vong tại viện, có 1 bệnh nhân tử vong sau ra viện trong thời gian 6 tháng; CRP có OR(95%CI) là 1.017 (1.006-1.028), p = 0.003 liên quan có ý nghĩa với kết cục lâm sàng; AUC = 0.731 của cấy máu âm tính lúc nhập viện để dự đoán kết cục lâm sàng. Kết luận: Siêu âm tim thành ngực giúp phát hiện tốt sùi, tỉ lệ cấy máu dương tính thấp, kết quả điều trị là khả quan; CRP và cấy máu âm tính nhập viện có ý nghĩa trong dự đoán kết cục lâm sàng ở bệnh nhân VNTMNT.Nguyễn Xuân TúTrần Thanh HoaNguyễn Thị Quỳnh TrangVũ Quỳnh Nga
Copyright (c) 2024
2024-10-252024-10-2548556610.47972/vjcts.v48i.1193Kết quả phẫu thuật sửa thông sàn nhĩ thất toàn bộ ở trẻ em tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1194
Mục tiêu: Nhận xét kết quả phẫu thuật sửa thông sàn nhĩ thất toàn bộ ở trẻ em tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 45 bệnh nhân ≤15 tuổi được chẩn đoán và phẫu thuật thông sàn nhĩ thất toàn bộ tại Bệnh viện E từ 01/2017 đến 05/2024. Kết quả: Tổng số 45 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ tử vong và nặng xin về có 3 bệnh nhân (6,7%), phẫu thuật lần hai sửa van hai lá có 1 bệnh nhân (2,2%). Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng (62,2%) và hội chứng cung lượng tim thấp (22,2%), đặt máy tạo nhịp (2,2%). Siêu âm tim sau phẫu thuật cho thấy 45,2% có thông liên thất tồn lưu. Đánh giá sau 3-6 tháng, có 36 bệnh nhân được theo dõi, trong đó có 2 bệnh nhân phẫu thuật lần hai sửa van hai lá, 4 bệnh nhân tử vong/nặng xin về do suy hô hấp nặng/ viêm phổi. Tỷ lệ thông liên thất tồn lưu chỉ còn 8,3%. Tìm hiểu về mối liên quan cho thấy nhóm tử vong/nặng xin về có thời gian thở máy sau phẫu thuật, thời gian nằm hồi sức, VIS cao nhất trong 24 giờ đầu, hội chứng cung lượng tim thấp, có tình trạng suy thận cấp, sử dụng thẩm phân phúc mạc trong hồi sức sau phẫu thuật cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (p < 0,05). Tỉ lệ sống còn sau 6, 12 và 36 tháng ước tính lần lượt là 88,9%, 86,7% và 84,4%, với tỉ suất tử vong 0,51/100 bệnh nhân-năm, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm ≤6 tháng và >6 tháng tuổi (p=0,09). Kết luận: Phẫu thuật sửa thông sàn nhĩ thất toàn bộ tại Bệnh viện E cho kết quả khả quan với tỷ lệ tử vong thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng và tổn thương tồn lưu còn cao, đòi hỏi theo dõi và quản lý tích cực sau mổ.Đoàn Thị Hoài ThuĐặng Thị Hải VânTrần Đắc ĐạiBùi Quang HuyNguyễn Bá PhongĐỗ Anh Tiến
Copyright (c) 2024
2024-10-252024-10-2548677710.47972/vjcts.v48i.1194Đặc điểm hình ảnh suy tĩnh mạch chi dưới trên siêu âm doppler
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1199
Mở đầu: Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Vị trí và sự phân bố của tĩnh mạch suy có liên quan với các đặc điểm lâm sàng và góp phần quyết định chiến lược điều trị. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện tại khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 5/2023 đến 5/2024. Đối tượng nghiên cứu là các trường hợp siêu âm Doppler mạch máu chi dưới ghi nhận có suy tĩnh mạch. Các kiểu trào ngược của suy tĩnh mạch hiển lớn được phân loại thành 4 loại như sau: loại 1, trào ngược ở cả vùng mắt cá chân và chỗ nối hiển đùi; loại 2, trào ngược vùng mắt cá chân, chỗ nối hiển đùi bảo tồn; loại 3, trào ngược ở chỗ nối hiển đùi, vùng mắt cá chân bảo tồn; loại 4, trào ngược toàn bộ tĩnh mạch hiển lớn. Kết quả: Có 130 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình là 59 ± 11, tỷ lệ nữ / nam = 2,2. Tỷ lệ suy tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, tĩnh mạch sâu lần lượt là 91,0; 15,8 và 15,0%. Phần lớn bệnh nhân ở giai đoạn C2 với 37,6%. Các vị trí trào ngược tĩnh mạch hiển lớn thường gặp nhất là giữa đùi, trên gối và dưới gối (>70%). 96,7% trường hợp có trào ngược ở giữa đùi và/hoặc dưới gối. Tỷ lệ các kiểu trào ngược 1, 2, 3, 4 của tĩnh mạch hiển lớn lần lượt là 34,2; 24,3; 23,7 và 17,8%. CEAP 4 có xuất độ cao nhất ở kiểu 3,4 và thấp nhất ở kiểu 1. Điểm VCSS ở kiểu 1, 2 nhỏ hơn có ý nghĩa so với kiểu 3, 4. Kết luận: Suy tĩnh mạch hiển lớn thường gặp nhất ở bệnh nhân có suy tĩnh mạch. Trào ngược ở van tận cùng (kiểu 3 và 4) liên quan với mức độ lâm sàng nặng. Kiểm tra trào ngược ở vị trí giữa đùi và dưới gối có thể giúp tăng khả năng phát hiện suy tĩnh mạch hiển lớn.Tiến sĩ Võ Tuấn AnhNguyễn Ngọc Hoa QuỳnhNguyễn Thời Hải NguyênLê Trung Đức Tài
Copyright (c) 2024
2024-10-282024-10-2848788610.47972/vjcts.v48i.1199Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước mổ và di căn hạch cổ ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nang được phẫu thuật tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1200
Tổng quan: Ung thư tuyến giáp thể nang có tỉ lệ di căn hạch chiếm tỉ lệ thấp so với các thể khác. Tuy nhiên, di căn hạch cổ là một yếu tố nguy cơ tái phát và di căn xa, ảnh hưởng tới tiên lượng sống của người bệnh. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng di căn hạch cổ trong ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu bệnh nhân chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang được phẫu thuật tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương từ tháng 6/2017 đến tháng 3/2019. Kết quả: Nghiên cứu có 64 bệnh nhân; tuổi mắc bệnh trung bình là 45,5 ± 13,1, tỉ lệ nữ/nam là 15/1. Đa số bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng mà vô tình phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ, khối u chủ yếu ở 1 thùy với đường kính trung bình 15,1 ± 8,4 mm. Trên siêu âm, 73,4% khối u được đánh giá TIRADS 4. Tế bào học có giá trị không cao trong chẩn đoán với tỉ lệ phát hiện bệnh chỉ 40,6%. Tỉ lệ di căn hạch cổ chung là 29,7%, cao hơn ở bệnh nhân ung thư cả 2 thùy tuyến giáp. Kết luận: Ung thư tuyến giáp thể nang có tỉ lệ di căn hạch cổ gặp cao hơn ở nhóm bệnh nhân tuổi từ 55 tuổi trở lên, có u ở cả hai thuỳ và kích thước u lớn hơn 2 cm. Tuy nhiên, di căn hạch cổ trong ung thư tuyến giáp thể nang thấp hơn so với các ung thư tuyến giáp khác và xét nghiệm tế bào học có giá trị không cao trong chẩn đoán trước mổ.Lê Tấn PhátPhó giáo sư Trần Ngọc LươngVũ Ngọc TúNguyễn Duy HồNguyễn Tuấn Đạt
Copyright (c) 2024
2024-10-282024-10-2848879610.47972/vjcts.v48i.1200Kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn điều trị u nhầy tim tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
https://vjcts.vn/index.php/vjcts/article/view/1201
Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn qua đường mở ngực bên phải cắt u nhầy tâm nhĩ tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca, hồi cứu với cách lấy mẫu toàn bộ các bệnh nhân u nhầy tim được phẫu thuật ít xâm lấn qua đường mở ngực phải cắt u tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2024. Kết quả: Có 31 bệnh nhân được phẫu thuật ít xâm lấn cắt u nhầy tim, gồm 22 nữ và 9 nam. Tuổi trung bình là 56,2 ± 10,7 tuổi (37 đến 77 tuổi). Triệu chứng bệnh đa dạng: không triệu chứng (45,2%), tắc mạch não (6,4%), mệt mỏi (29,0%), khó thở (35,5%), hồi hộp đánh trống ngực (12,9%), chóng mặt (12,9%). Kết quả siêu âm tim: 90,3% u nhầy nhĩ trái, 9,7% ở nhĩ phải, vị trí bám của u: vách liên nhĩ (93,6%), thành nhĩ trái (6,4%), kích thước u trung bình là 36,3 ± 15,1 mm. Tất cả được mổ cắt trọn u (100%). Mổ kèm theo: sửa van 2 lá (3,2%), phục hồi vách liên nhĩ (6,4%). Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể và kẹp động mạch chủ trung bình lần lượt là 82,4 ± 31,1 phút (49 đến 199 phút), 39,2 ± 17,6 phút (18 đến 85 phút), có 3 trường hợp không ngưng tim. Thời gian thở máy, nằm hồi sức và nằm hậu phẫu trung bình lần lượt là 13,2 ± 6,3 giờ (6,7 đến 32,4 giờ), 52,6 ± 28,1 giờ (13 đến 113,7 giờ), 6,9 ± 2,3 ngày (4 đến 16 ngày). Kết quả sớm: 3 trường hợp rung nhĩ đáp ứng thất nhanh được điều trị nội khoa về nhịp xoang (9,7%), 1 trường hợp tổn thương thận cấp (3,2%), 4 trường hợp tràn dịch màng phổi (12,9%), 3 trường hợp tràn khí màng phổi (9,7%), 1 trường hợp huyết khối động mạch đùi bên phải được phẫu thuật lấy huyết khối (3,2%), 2 trường hợp huyết khối tĩnh mạch đùi (6,4%). Không ghi nhận nhiễm trùng vết mổ, tai biến mạch máu não và tử vong trong 30 ngày sau phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn qua đường mở ngực phải cắt u nhầy tim có tỉ lệ tai biến, biến chứng thấp, không ghi nhận trường hợp tái phát u nhầy hay tử vong sớm sau mổ, đã bước đầu cho kết quả an toàn và hiệu quả, mở ra khả năng triển khai phương pháp này tại các cơ sở phẫu thuật tim.Lê Thị Thúy NgọcPhó giáo sư Nguyễn Hoàng Định
Copyright (c) 2024
2024-10-282024-10-28489710510.47972/vjcts.v48i.1201