Đánh giá kết quả trung hạn phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành tại trung tâm tim mạch bệnh viện E

Hựu Nguyễn Công , Hưng Đoàn Quốc , Ước Nguyễn Hữu , Thành Lê Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong thời gian từ tháng 2/2010 đến 12/2014 có 93 bệnh nhân đƣợc phẫu thuật. Tuổi trung bình 65,34 ± 7,65 (44 - 83), nữ chiếm 22,66%. Phƣơng pháp mổ bắc cầu chủ vành kinh điển với tuần hoàn ngoài cơ thể, cặp động mạch chủ làm ngừng tim, bảo vệ cơ tim bằng dung dịch máu ấm. Khám lại, đánh giá kết quả trung hạn dựa trên triệu chứng lâm sàng, siêu âm tim qua thành ngực, chụp kiểm tra cầu nối bằng chụp động mạch vành chọn lọc hoặc chụp cắt lớp vi tính đa dãy. 87/93 bệnh nhân sống ra viện. Thời gian theo dõi trung bình 52,13 ± 14,79 tháng (25 – 79), mất theo dõi: 2 bệnh nhân. Tử vong trong thời gian theo dõi 9(10,58%) (6 do nguyên nhân tim mạch), còn sống 76. Lâm sàng: 13 bệnh nhân đau ngực lại, không có trƣờng hợp nào suy tim NYHA III, IV. Siêu âm tim so sánh tại thời điểm trƣớc mổ, ra viện và khám lại: rối loạn vận động vùng giảm, chỉ số EF cải thiện có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân EF thấp tại thời điểm ra viện, số bệnh nhân có rối loạn vận động vùng tăng lên trong thời gian theo dõi. Tổng số 225 cầu nối đƣợc chụp kiểm tra: còn thông 141(62,67%), hẹp tắc: 84/225 (37,33%). Cầu nối vào ĐMV hẹp ≥ 95% trƣớc mổ có tỉ lệ tắc hẹp thấp hơn (p = 0,009). Mạch ghép động mạch ngực trong có tỉ lệ cầu nối còn thông cao nhất, không có sự khác biệt giữa mạch ghép động mạch quay và tĩnh mạch hiển lớn (p < 0,05). Bệnh nhân sau bắc cầu chủ vành cải thiện về lâm sàng. Các biến cố tim mạch chính hay gặp trong thời gian theo dõi sau mổ: tử vong, hẹp tắc cầu nối phải can thiệp lại. Mạch ghép động mạch ngực trong là cầu nối có chất lƣợng tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lorusso R., La Canna G., Ceconi C. et al (2001), Long-term results of coronary artery bypass grafting procedure in the presence of left ventricular dysfunction and hibernating myocardium,Eur J Cardiothorac Surg, 20(5).937-948.
2. Bax Jeroen J., Poldermans Don, Elhendy Abdou et al (1999), Improvement of left ventricular ejection fraction, heart failure symptoms and prognosis after revascularization in patients with chronic coronary artery disease and viable myocardium detected by dobutamine stress echocardiography,Journal of the American College of Cardiology, 34(1).163-169.
3. Hawkes A. L., Nowak M., Bidstrup B. et al (2006), Outcomes of coronary artery bypass graft surgery,Vasc Health Risk Manag, 2(4).477-484.
4. Soliman Hamad M. A., Tan M. E., van Straten A. H. et al (2008), Long-term results of coronary artery bypass grafting in patients with left ventricular dysfunction,Ann Thorac Surg, 85(2).488-493.
5. Esmaeilzadeh M., Parsaee M. ,Maleki M. (2013), The role of echocardiography in coronary artery disease and acute myocardial infarction,J Tehran Heart Cent, 8(1).1-13.
6. Cerqueira M. D., Weissman N. J., Dilsizian V. et al (2002), Standardized myocardial segmentation and nomenclature for tomographic imaging of the heart. A statement for healthcare professionals from the Cardiac Imaging Committee of the Council on Clinical Cardiology of the American Heart Association,Circulation, 105(4).539-542.
7. Arima M., Kanoh T., Suzuki T. et al (2005), Serial angiographic follow-up beyond 10 years after coronary artery bypass grafting,Circ J, 69(8).896-902.
8. Taggart D. P(2013), Current status of arterial grafts for coronary artery bypass grafting. Ann Cardiothorac Surg, 2(4), 427-430.
9. Otsuka F., Yahagi K., Sakakura K. et al (2013), Why is the mammary artery so special and what protects it from atherosclerosis?,Ann Cardiothorac Surg, 2(4).519-526.
10. Sabik J. F, (2011). Understanding saphenous vein graft patency. Circulation, 124(3), 273-275.
11. Acar C., Jebara V. A., Portoghese M. et al (1992), Revival of the radial artery for coronary artery bypass grafting,Ann Thorac Surg, 54(4).652-659; discussion 659-660.
12. Nakajima H., Kobayashi J., Tagusari O. et al (2006), Angiographic flow grading and graft arrangement of arterial conduits,J Thorac Cardiovasc Surg, 132(5).1023-1029.
13. Buxton B. F., Hayward P. A., Newcomb A. E. et al (2009), Choice of conduits for coronary artery bypass grafting: craft or science?,Eur J Cardiothorac Surg, 35(4).658-670.
14. Buxton B. F. ,Hayward P. A. (2013), The art of arterial revascularization-total arterial revascularization in patients with triple vessel coronary artery disease,Ann Cardiothorac Surg, 2(4).543-551.
15. Scanlon P. J., Faxon D. P., Audet A. M. et al (1999), ACC/AHA guidelines for coronary angiography: executive summary and recommendations. A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Committee on Coronary Angiography) developed in collaboration with the Society for Cardiac Angiography and Interventions,Circulation, 99(17). 2345-2357.