Xử trí phình động mạch chủ bụng vỡ có rối loạn huyết động, từ tiếp nhận đến hồi sức: Báo cáo trường hợp lâm sàng và tổng quan y văn

Nguyễn Hoàng Định, Nguyễn Hữu Tường, Vương Ngọc Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phình động mạch chủ bụng vỡ là tình trạng xuất huyết cấp tính từ trong lòng khối phình động mạch ra ngoài các lớp của thành động mạch, đi kèm với sự hiện diện của máu ở khoang sau hoặc trong phúc mạc. Can thiệp đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ bụng vỡ đã được áp dụng và bắt đầu trở thành lựa chọn ưu tiên để cải thiện tỉ lệ tử vong và biến chứng. Mặc dù vậy phình động mạch chủ bụng vỡ vẫn là một tình huống cấp cứu tối khẩn, đi kèm với tỉ lệ tử vong và bệnh suất cao. Vấn đề đặt ra, để đạt được sự thành công trong điều trị, cần có sự tổ chức một quy trình phối hợp đội nhóm chặt chẽ và hiệu quả, từ khi tiếp nhận bệnh nhân đến theo dõi sau can thiệp.


Mục tiêu: Chia sẻ quy trình tiếp cận một trường hợp phình động mạch chủ bụng vỡ có rối loạn huyết động tại cấp cứu, quy trình chẩn đoán, can thiệp nội mạch kết hợp kỹ thuật để điều trị vỡ phình động mạch chủ bụng, và theo dõi cũng như xử trí trong giai đoạn hồi sức sau can thiệp tại một đơn vị hồi sức tim mạch, đồng thời thực hiện một tổng quan y văn về vấn đề phình động mạch chủ bụng vỡ.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một trường hợp lâm sàng, chẩn đoán và điều trị phình động mạch chủ bụng vỡ bằng phương pháp can thiệp đặt ống ghép nội mạch phối hợp sử dụng hai bóng chèn động mạch chủ, tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.


Trường hợp lâm sàng:  Bệnh nhân nam, 65 tuổi, nhập viện vì đau âm ỉ vùng hông lưng trái và quanh rốn ba ngày. Kết quả chụp cắt lớp vi tính ghi nhận phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận vỡ. Bệnh nhân được can thiệp đặt ống ghép nội mạch phối hợp kỹ thuật hai bóng chèn. Sau can thiệp bệnh nhân được theo dõi và điều trị tình trạng tăng áp lực ổ bụng. Bệnh nhân xuất viện ở ngày hậu phẫu thứ tám, tình trạng ổn định.[1]


Kết luận: Điều trị phình động mạch chủ bụng vỡ bằng can thiệp nội mạch là phương pháp hiệu quả, an toàn và ít biến chứng. Cần sự phối hợp đội nhóm chặt chẽ, quy trình rõ ràng, đội ngũ nhân lực được huấn luyện kỹ càng, và các dụng cụ can thiệp đầy đủ sẵn có.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wanhainen A, Verzini F, Van Herzeele I, Allaire E, Bown M, Cohnert T, et al. Editor's Choice - European Society for Vascular Surgery (ESVS) 2019 Clinical Practice Guidelines on the Management of Abdominal Aorto-iliac Artery Aneurysms. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2019;57(1):8-93.
2. Laine MT, Laukontaus SJ, Kantonen I, Venermo M. Population-based study of ruptured abdominal aortic aneurysm. Br J Surg. 2016;103(12):1634-9.
3. Patel R, Sweeting MJ, Powell JT, Greenhalgh RM. Endovascular versus open repair of abdominal aortic aneurysm in 15-years' follow-up of the UK endovascular aneurysm repair trial 1 (EVAR trial 1): a randomised controlled trial. Lancet. 2016;388(10058):2366-74.
4. Dua A, Kuy S, Lee CJ, Upchurch GR, Jr., Desai SS. Epidemiology of aortic aneurysm repair in the United States from 2000 to 2010. J Vasc Surg. 2014;59(6):1512-7.
5. Hinchliffe R, Bruijstens L, MacSweeney S, Braithwaite B. A randomised trial of endovascular and open surgery for ruptured abdominal aortic aneurysm–results of a pilot study and lessons learned for future studies. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 2006;32(5):506-13.
6. Mayer D, Pfammatter T, Rancic Z, Hechelhammer L, Wilhelm M, Veith FJ, et al. 10 years of emergency endovascular aneurysm repair for ruptured abdominal aortoiliac aneurysms: lessons learned. Annals of Surgery. 2009;249(3):510-5.
7. Desgranges P, Kobeiter H, Katsahian S, Bouffi M, Gouny P, Favre J-P, et al. ECAR (Endovasculaire ou Chirurgie dans les Anévrysmes aorto-iliaques Rompus): a French randomized controlled trial of endovascular versus open surgical repair of ruptured aorto-iliac aneurysms. Journal of Vascular Surgery. 2015;62(3):789.
8. Investigators IT, Investigators IT, Braithwaite B, Cheshire NJ, Greenhalgh RM, Grieve R, et al. Endovascular strategy or open repair for ruptured abdominal aortic aneurysm: one-year outcomes from the IMPROVE randomized trial. European heart journal. 2015;36(31):2061-9.
9. Reimerink JJ, Hoornweg LL, Vahl AC, Wisselink W, van den Broek TA, Legemate DA, et al. Endovascular repair versus open repair of ruptured abdominal aortic aneurysms: a multicenter randomized controlled trial. Ann Surg. 2013;258(2):248-56.
10. Members WC, Isselbacher EM, Preventza O, Hamilton Black III J, Augoustides JG, Beck AW, et al. 2022 ACC/AHA guideline for the diagnosis and management of aortic disease: a report of the American Heart Association/American College of Cardiology Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Journal of the American College of Cardiology. 2022;80(24):e223-e393.
11. Văn Quảng N, Quyết Tiến T. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận bằng can thiệp nội mạch. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;501(1).
12. Ngọc Thắng D, Minh Tứ B, Duy Hồng Sơn P. Kết quả sớm điều trị phồng động mạch chủ bụng dưới thận bằng phẫu thuật có kế hoạch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 - 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;515(2).
13. Ước NH, Huy NC, Thắng DN, Mạnh NH, Sơn PDH. Kết quả điều trị phẫu thuật vỡ phồng động mạch chủ bụng dưới thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2021;34:62-70.
14. Azhar B, Patel SR, Holt PJ, Hinchliffe RJ, Thompson MM, Karthikesalingam A. Misdiagnosis of ruptured abdominal aortic aneurysm: systematic review and meta-analysis. J Endovasc Ther. 2014;21(4):568-75.
15. Chaikof EL, Dalman RL, Eskandari MK, Jackson BM, Lee WA, Mansour MA, et al. The Society for Vascular Surgery practice guidelines on the care of patients with an abdominal aortic aneurysm. J Vasc Surg. 2018;67(1):2-77.e2.
16. Hambly PR, Dutton RP. Excess mortality associated with the use of a rapid infusion system at a level 1 trauma center. Resuscitation. 1996;31(2):127-33.
17. Dick F, Erdoes G, Opfermann P, Eberle B, Schmidli J, von Allmen RS. Delayed volume resuscitation during initial management of ruptured abdominal aortic aneurysm. J Vasc Surg. 2013;57(4):943-50.
18. Comparative clinical effectiveness and cost effectiveness of endovascular strategy v open repair for ruptured abdominal aortic aneurysm: three year results of the IMPROVE randomised trial. Bmj. 2017;359:j4859.
19. Antoniou GA, Georgiadis GS, Antoniou SA, Pavlidis P, Maras D, Sfyroeras GS, et al. Endovascular repair for ruptured abdominal aortic aneurysm confers an early survival benefit over open repair. J Vasc Surg. 2013;58(4):1091-105.
20. Baderkhan H, Goncalves FM, Oliveira NG, Verhagen HJ, Wanhainen A, Bjorck M, et al. Challenging Anatomy Predicts Mortality and Complications After Endovascular Treatment of Ruptured Abdominal Aortic Aneurysm. J Endovasc Ther. 2016;23(6):919-27.
21. Badger SA, Harkin DW, Blair PH, Ellis PK, Kee F, Forster R. Endovascular repair or open repair for ruptured abdominal aortic aneurysm: a Cochrane systematic review. BMJ Open. 2016;6(2):e008391.
22. Ali MM, Flahive J, Schanzer A, Simons JP, Aiello FA, Doucet DR, et al. In patients stratified by preoperative risk, endovascular repair of ruptured abdominal aortic aneurysms has a lower in-hospital mortality and morbidity than open repair. J Vasc Surg. 2015;61(6):1399-407.
23. Jonker FH, Verhagen HJ, Mojibian H, Davis KA, Moll FL, Muhs BE. Aortic endograft sizing in trauma patients with hemodynamic instability. J Vasc Surg. 2010;52(1):39-44.
24. Karkos CD, Papadimitriou CT, Chatzivasileiadis TN, Kapsali NS, Kalogirou TE, Giagtzidis IT, et al. The Impact of Aortic Occlusion Balloon on Mortality After Endovascular Repair of Ruptured Abdominal Aortic Aneurysms: A Meta-analysis and Meta-regression Analysis. Cardiovasc Intervent Radiol. 2015;38(6):1425-37.
25. Nakayama H, Toma M, Kobayashi T, Ohno N, Okada T, Ueno G, et al. Ruptured Abdominal Aortic Aneurysm Treated by Double-Balloon Technique and Endovascular Strategy: Case Series. Ann Thorac Cardiovasc Surg. 2019;25(4):211-4.
26. Vinh BĐA, Tuấn LQA, Thịnh VH, Chương PTV, Thanh NVT, Nam NH, et al. Hội chứng chèn ép khoang bụng sau can thiệp nội mạch điều trị vỡ phình động mạch chủ bụng: Báo cáo trường hợp lâm sàng và tổng quan y văn. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2022;39:7-17.