Kết quả điều trị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung Ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: ECMO (Extra-Corporeal Membrane Oxygenation - oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) là một kỹ thuật hỗ trợ tạm thời chức năng tim và phổi bởi một hệ thống tim phổi nhân tạo để giải quyết các vấn đề suy hô hấp và suy tuần hoàn nặng sau phẫu thuật tim bẩm sinh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá kết quả điều trị ECMO sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Trung Ương.
Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 63 bệnh nhân được hỗ trợ điều trị bằng kỹ thuật ECMO sau phẫu thuật tim mở đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh nhân trong thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm 2017 đến 30 tháng 8 năm 2023 tại khoa Điều trị tích cực Ngoại Tim mạch, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu có 63 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi phẫu thuật trung vị 1,6 tháng (IQR, 0,6-5,4 tháng), 88,9% bệnh nhân là trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi; cân nặng trung vị khi phẫu thuật là 3,6 kg (IQR, 3-5,6 kg). Tỉ lệ cai thành công ECMO là 55,6%. Có 27 bệnh nhân (42,9%) sống khi ra viện hoặc sau 30 ngày hỗ trợ EMCO. Thời gian chạy ECMO trung bình là 5,8 (IQR, 3,7-10,6) ngày, thời gian nằm viện trung bình là 31 (IQR, 21-50) ngày, thời gian nằm hồi sức trung bình là 19 (IQR, 13-29) ngày. Các biến chứng cơ học trong quá trình hỗ trợ ECMO bao gồm chảy máu canuyn và cục máu đông. Tổn thương thận cấp, tăng men gan, rối loạn đông máu là các biến chứng liên quan đến người bệnh hay gặp nhất trong quá trình chạy ECMO.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ cai ECMO và tỉ lệ sống ở trẻ em sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh gần tương đương các đơn vị khác với tỉ lệ lần lượt là 55,6% và 42,9%.[1]
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ECMO, oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, phẫu thuật tim mở, tuần hoàn ngoài cơ thể
Tài liệu tham khảo
[2] G. Baslaim, J. Bashore, F. Al-Malki, and A. Jamjoom, “Can the outcome of pediatric extracorporeal membrane oxygenation after cardiac surgery be predicted?,” Ann Thorac Cardiovasc Surg, vol. 12, no. 1, pp. 21–27, Feb. 2006.
[3] O. Ghez, H. Feier, F. Ughetto, A. Fraisse, B. Kreitmann, and D. Metras, “Postoperative extracorporeal life support in pediatric cardiac surgery: recent results,” ASAIO J, vol. 51, no. 5, pp. 513–516, Sep. 2005
[4] “Frontiers | Clinical Characteristics and Outcomes of Children With Extracorporeal Membrane Oxygenation in a Developing Country: An 11-Year Single-Center Experience.” Accessed: Apr. 04, 2023.
[5] F. Sperotto, P. Cogo, A. Amigoni, A. Pettenazzo, R. R. Thiagarajan, and A. Polito, “Extracorporeal Membrane Oxygenation Support for Failure to Wean From Cardiopulmonary Bypass After Pediatric Cardiac Surgery: Analysis of Extracorporeal Life Support Organization Registry Data,” Critical Care Explorations, vol. 2, no. 9, p. e0183, Sep. 2020
[6] M. Khorsandi et al., “Extracorporeal membrane oxygenation in pediatric cardiac surgery: A retrospective review of trends and outcomes in Scotland,” Annals of Pediatric Cardiology, vol. 11, no. 1, p. 3, Apr. 2018
[7] S. De Hert and A. Moerman, “Myocardial injury and protection related to cardiopulmonary bypass,” Best Practice & Research Clinical Anaesthesiology, vol. 29, no. 2, pp. 137–149, Jun. 2015
[8] H. Itoh, S. Ichiba, Y. Ujike, S. Kasahara, S. Arai, and S. Sano, “Extracorporeal membrane oxygenation following pediatric cardiac surgery: development and outcomes from a single-center experience,” Perfusion, vol. 27, no. 3, pp. 225–229, May 2012
[9] Y. Wu, T. Zhao, Y. Li, S. Wu, C. Wu, and G. Wei, “Use of Extracorporeal Membrane Oxygenation After Congenital Heart Disease Repair: A Systematic Review and Meta-Analysis,” Frontiers in Cardiovascular Medicine, vol. 7, 2020.