Kết quả phẫu thuật sửa thông sàn nhĩ thất toàn bộ ở trẻ em tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả phẫu thuật sửa thông sàn nhĩ thất toàn bộ ở trẻ em tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 45 bệnh nhân ≤15 tuổi được chẩn đoán và phẫu thuật thông sàn nhĩ thất toàn bộ tại Bệnh viện E từ 01/2017 đến 05/2024.
Kết quả: Tổng số 45 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ tử vong và nặng xin về có 3 bệnh nhân (6,7%), phẫu thuật lần hai sửa van hai lá có 1 bệnh nhân (2,2%). Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng (62,2%) và hội chứng cung lượng tim thấp (22,2%), đặt máy tạo nhịp (2,2%). Siêu âm tim sau phẫu thuật cho thấy 45,2% có thông liên thất tồn lưu. Đánh giá sau 3-6 tháng, có 36 bệnh nhân được theo dõi, trong đó có 2 bệnh nhân phẫu thuật lần hai sửa van hai lá, 4 bệnh nhân tử vong/nặng xin về do suy hô hấp nặng/ viêm phổi. Tỷ lệ thông liên thất tồn lưu chỉ còn 8,3%. Tìm hiểu về mối liên quan cho thấy nhóm tử vong/nặng xin về có thời gian thở máy sau phẫu thuật, thời gian nằm hồi sức, VIS cao nhất trong 24 giờ đầu, hội chứng cung lượng tim thấp, có tình trạng suy thận cấp, sử dụng thẩm phân phúc mạc trong hồi sức sau phẫu thuật cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (p < 0,05). Tỉ lệ sống còn sau 6, 12 và 36 tháng ước tính lần lượt là 88,9%, 86,7% và 84,4%, với tỉ suất tử vong 0,51/100 bệnh nhân-năm, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm ≤6 tháng và >6 tháng tuổi (p=0,09).
Kết luận: Phẫu thuật sửa thông sàn nhĩ thất toàn bộ tại Bệnh viện E cho kết quả khả quan với tỷ lệ tử vong thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng và tổn thương tồn lưu còn cao, đòi hỏi theo dõi và quản lý tích cực sau mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thông sàn nhĩ thất toàn bộ, phẫu thuật tim bẩm sinh, kết quả phẫu thuật, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. St Louis JD, Jodhka U, Jacobs JP, et al. Contemporary outcomes of complete atrioventricular septal defect repair: analysis of the Society of Thoracic Surgeons Congenital Heart Surgery Database. J Thorac Cardiovasc Surg 2014; 148(6): 2526-31.
3. Nguyễn Lý Thịnh Trường, Mai Đình Duyên. Kết quả trung hạn phẫu thuật sửa chữa bệnh thông sàn nhĩ thất toàn bộ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, 2016; 16(8): 122-7.
4. Lê Quang Thứu. Kết quả sớm phẫu thuật thông sàn nhĩ thất bán phần. Tạp chí Y Dược học - Trường đại học Y Dược Huế, 2014; 19(4): 31.
5. Buratto E, Ye XT, Brizard CP, Brink J, d'Udekem Y, Konstantinov IE. Successful atrioventricular valve repair improves long-term outcomes in children with unbalanced atrioventricular septal defect. J Thorac Cardiovasc Surg 2017; 154(6): 2019-27.
6. Quốc hội. Luật Trẻ em 2016. 2016.
7. Buratto E, Hu T, Lui A, et al. Early repair of complete atrioventricular septal defect has better survival than staged repair after pulmonary artery banding: A propensity score-matched study. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery 2021; 161(5): 1594-601.
8. Ramgren JJ, Nozohoor S, Zindovic I, Gustafsson R, Hakacova N, Sjögren J. Long-term outcome after early repair of complete atrioventricular septal defect in young infants. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery 2021; 161(6): 2145-53.
9. Gupta P, Gossett JM, Rycus PT, Prodhan P. Extracorporeal membrane oxygenation in children with heart disease and down syndrome: a multicenter analysis. Pediatric cardiology 2014; 35(8): 1421-8.
10. Atz AM, Hawkins JA, Lu M, et al. Surgical management of complete atrioventricular septal defect: associations with surgical technique, age, and trisomy 21. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery 2011; 141(6): 1371-9.
11. Gaies MG, Jeffries HE, Niebler RA, et al. Vasoactive-inotropic score is associated with outcome after infant cardiac surgery: an analysis from the Pediatric Cardiac Critical Care Consortium and Virtual PICU System Registries. Pediatric critical care medicine : a journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies 2014; 15(6): 529-37.
12. Gaies MG, Gurney JG, Yen AH, et al. Vasoactive-inotropic score as a predictor of morbidity and mortality in infants after cardiopulmonary bypass. Pediatr Crit Care Med 2010; 11(2): 234-8.
13. Hoohenkerk GJ, Bruggemans EF, Koolbergen DR, Rijlaarsdam ME, Hazekamp MG. Long-term results of reoperation for left atrioventricular valve regurgitation after correction of atrioventricular septal defects. The Annals of thoracic surgery 2012; 93(3): 849-55.
14. Jegatheeswaran A, Pizarro C, Caldarone CA, et al. Echocardiographic definition and surgical decision-making in unbalanced atrioventricular septal defect: a Congenital Heart Surgeons' Society multiinstitutional study. Circulation 2010; 122(11 Suppl): S209-15.