Đánh giá kết quả can thiệp bít thông liên thất tại Trung tâm tim mạch – Bệnh viện E
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn của can thiệp bít thông liên thất bằng dụng cụ qua da điều trị thông liên thất ở mọi lứa tuổi.
Tóm tắt: Thông liên thất (TLT) là bất thường tim bẩm sinh thường gặp nhất và có thể được phát hiện trong gian đoạn trước sinh và sau sinh. Năm 1987, Lock và cộng sự lần đầu tiên áp dụng kĩ thuật can thiệp bít TLT bằng dụng cụ qua đường ống thông và phương pháp này đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. So với phẫu thuật vá TLT, can thiệp bít TLT bằng dụng cụ qua đường ống thông giúp giảm thiểu các biến chứng sau thủ thuật, giảm thời gian và chi phí nằm viện, tránh được sẹo mổ, ít ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Từ năm 2014, trung tâm tim mạch – Bệnh viện E cũng đã tiến hành những ca can thiệp bít TLT đầu tiên. Sau 10 năm tiến hành can thiệp bít TLT, đây là nghiên cứu đầu tiên tiến hành trên những đối tượng được bít TLT bằng dụng cụ qua da tại trung tâm tim mạch – Bệnh viện E với số lượng bệnh nhân lớn gồm cả những ca thành công, thất bại và có biến chứng nhằm đánh giá tỉ lệ thành công, kết cục sau bít.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả. Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 10 năm 2023, có 427 bệnh nhân chẩn đoán thông liên thất được tiến hành can thiệp bít thông liên thất bằng dụng cụ qua da.
Kết quả: Độ tuổi trung bình là 7.37 tuổi, cân nặng trung bình là 19.08 kg. Trên siêu âm tim chủ yếu là thông liên thất phần màng chiếm 96.3% tổng số ca. Tỉ lệ thành công là 94.6%, tỉ lệ nam/nữ là 206/221. Có tổng 22 ca xuất hiện biến chứng, trong đó có 2 ca cần can thiệp ngoại khoa để xử lý biến chứng. Không có bệnh nhân nào tử vong hay xuất hiện biến chứng block nhĩ thất hoàn toàn.
Kết luận: Can thiệp bít thông liên thất bằng dụng cụ qua da là thủ thuật an toàn với tỉ lệ thành công cao, nên được triển khai rộng rãi để giảm thiểu nguy cơ phẫu thuật cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thông liên thất, can thiệp qua đường ống thông
Tài liệu tham khảo
2. Carminati M, Butera G, Chessa M, De Giovanni J, Fisher G, Gewillig M, et al. Transcatheter closure of congenital ventricular septal defects: results of the European Registry. European Heart Journal. 2007 Oct 1;28(19):2361–8.
3. Doan Duc Dung. Assessing midterm outcomes of transcatheter VSD closure with Coil-pfm or singledisk device for closing perimembranous ventricular septal defect. Hanoi Medical University; 2019.
4. Liu J, Wang Z, Gao L, Tan HL, Zheng Q, Zhang ML. A Large Institutional Study on Outcomes and Complications after Transcatheter Closure of a Perimembranous-Type Ventricular Septal Defect in 890 Cases. Zhonghua Minguo Xin Zang Xue Hui Za Zhi. 2013 May;29(3):271–6.
5. Andersen HØ, De Leval MR, Tsang VT, Elliott MJ, Anderson RH, Cook AC. Is Complete Heart Block After Surgical Closure of Ventricular Septum Defects Still an Issue? The Annals of Thoracic Surgery. 2006 Sep;82(3):948–56.
6. Zheng Q, Zhao Z, Zuo J, Yang J, Wang H, Yu S, et al. A Comparative Study: Early Results and Complications of Percutaneous and Surgical Closure of Ventricular Septal Defect. Cardiology. 2009 Aug 7;114(4):238–43.
7. Chungsomprasong P, Durongpisitkul K, Vijarnsorn C, Soongswang J, Lê TP. The results of transcatheter closure of VSD using Amplatzer® device and Nit Occlud® Lê coil. Catheter Cardiovasc Interv. 2011 Dec 1;78(7):1032–40.
8. Mohammed MHA, Tamimi O, Al-Mutairi M, Alomrani A. Outcome of ventricular septal defect closure with the Nit-Occlud® Le VSD-Coil: single centre experience. Sudan J Paediatr. 2022;22(2):172–8.
9. El Said HG, Bratincsak A, Gordon BM, Moore JW. Closure of perimembranous ventricular septal defects with aneurysmal tissue using the amplazter duct occluder I: Lessons learned and medium term follow up. Catheterization and Cardiovascular Interventions. 2012;80(6):895–903.
10. Nguyễn Văn Hiếu. Đánh giá kết quả sớm của phương pháp bít thông liên thất cận đại động mạch và thông liên thất phần phễu sử dụng dụng cụ ADO2 qua đường ống thông [Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú]. Đại học Y Hà Nội;
11. Park H, Song J, Kim ES, Huh J, Kang IS. Early Experiences Using Cocoon Occluders for Closure of a Ventricular Septal Defect. J Cardiovasc Imaging. 2018 Sep;26(3):165–74.
12. Butera G, Chessa M, Carminati M. Percutaneous closure of ventricular septal defects. State of the art. J Cardiovasc Med (Hagerstown). 2007 Jan;8(1):39–45.