Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi toàn bộ với hệ thống 3 D phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

Đỗ Anh Tiến1,2, Nguyễn Trần Thủy1,2,
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y dược, ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng thực hiện và kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi toàn bộ với hệ thống 3 D điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em.


Tóm tắt: Phẫu thuật ít xâm lấn đang là xu hướng trong phẫu thuật tim nói chung và phẫu thuật tim bẩm sinh nói riêng. Đặc biệt phẫu thuật nội soi toàn bộ với hệ thống 3 D  được triển khai cho bệnh nhân người lớn với nhiều ưu điểm như giải quyết các tổn thương trong tim triệt để, hồi phục sau mổ nhanh và đặc biệt là tính thẩm mỹ rất cao với sẹo mổ nhỏ, việc ứng dụng phẫu thuật này cho trẻ em có nhiều hạn chế do kích thước cơ thể nhỏ, để đánh giá khả năng thực hiện cũng như kết quả của ứng dụng kỹ thuật này cho trẻ em, chúng tôi tiến hành đề tài này.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 3 năm 2024, chúng tôi áp dụng phương pháp nội soi toàn bộ 3 D cho bệnh nhân có cân nặng > 15kg. Tổng số 127 bệnh nhân bao gồm: 62 thông liên nhĩ, 42 thông liên thất, 18 thông sàn nhĩ thất bán phần, 5 tĩnh mạch phổi lạc chỗ bán phần. Tuổi trung bình 8,73 tuổi (3-15).  Cân nặng trung bình: 21,34 kg (15 – 51). Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều được thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể ngoại vi, không có bệnh nhân phải chuyển mổ đường mở xương ức. Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo của bệnh thông liên nhĩ, thông liên thất, thông sàn nhĩ thất bán phần, tĩnh mạch phổi lạc chỗ bán phần lần lượt là: 78 phút, 115 phút, 140 phút, 91 phút. Thời gian cặp động mạch chủ của các bệnh thông liên thất: 82 phút;  thông sàn nhĩ thất bán phần: 88 phút;  tĩnh mạch phổi lạc chỗ bán phần: 62 phút. Nhóm bệnh thông liên nhĩ để tim đập.  Không có bệnh nhân tử vong sau mổ. Siêu âm doppler tim sau mổ ổn định. Biến chứng sau mổ có 1 bệnh nhân bị  tắc động mạch đùi tại vị trí đặt ống động mạch, được mổ cấp cứu để tạo hình động mạch đùi và 1 bệnh nhân bị hẹp động mạch chậu ngoài mổ lại sau 3 tháng. Khám lại sau mổ trung bình 29 tháng (2 – 59), không có bệnh nhân tử vong muộn, không có biến chứng, siêu âm doppler tim ổn định, không có bệnh nhân phải mổ lại trong thời gian theo dõi.


Kết luận: phẫu thuật nội soi toàn bộ ứng dụng 3D có thể tiến hành với các trẻ có cân nặng > 15 kg, với kết quả sớm và lâu dài tốt đặc biệt có tính thẩm mỹ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. An, G., et al., Mid-term Outcomes of Common Congenital Heart Defects Corrected Through a Right Subaxillary Thoracotomy. Heart Lung Circ, 2017. 26(4): p. 376-382.
2. Kim, J. and J.S. Yoo, Totally endoscopic mitral valve repair using a three-dimensional endoscope system: initial clinical experience in Korea. J Thorac Dis, 2020. 12(3): p. 705-711.
3. Istar, H. and U. Sevuk, Minimally invasive cardiac surgery in low-resource settings: right vertical infra-axillary mini-thoracotomy without peripheral cannulation - the first 100 cases. Eur Rev Med Pharmacol Sci, 2023. 27(13): p. 6247-6255.
4. Cheng, Y., et al., Totally endoscopic congenital heart surgery compared with the traditional heart operation in children. Wien Klin Wochenschr, 2013. 125(21-22): p. 704-8.
5. Gao, C., et al., Totally robotic repair of atrioventricular septal defect in the adult. J Cardiothorac Surg, 2015. 10: p. 156.
6. Ma, Z.S., et al., Totally thoracoscopic closure of ventricular septal defect without a robotically assisted surgical system: a summary of 119 cases. J Thorac Cardiovasc Surg, 2014. 147(3): p. 863-7.
7. Gao, C., et al., Totally endoscopic robotic ventricular septal defect repair in the adult. J Thorac Cardiovasc Surg, 2012. 144(6): p. 1404-7.
8. Mirzai, S., et al., Adult Ventricular Septal Defect Repair Using a Robotic Totally Endoscopic Approach: A Case Report. Innovations (Phila), 2020. 15(4): p. 372-375.
9. Xiao, C., et al., Totally robotic atrial septal defect closure: 7-year single-institution experience and follow-up. Interact Cardiovasc Thorac Surg, 2014. 19(6): p. 933-7.
10. Liang, H., et al., Three-Dimensional Versus Two-Dimensional Video-Assisted Endoscopic Surgery: A Meta-analysis of Clinical Data. World J Surg, 2018. 42(11): p. 3658-3668.
11. McLachlan, G., From 2D to 3D: the future of surgery? Lancet, 2011. 378(9800): p. 1368.
12. Zang, X., et al., A comparative study of three-dimensional high-definition and two-dimensional high-definition video systems in totally endoscopic mitral valve replacement. J Thorac Dis, 2019. 11(3): p. 788-794.