Đánh giá hiệu quả của khí nitric oxide trong hạ áp lực động mạch phổi sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của liệu pháp cho thở khí nitric oxide (NO) trong hạ áp lực động mạch phổi sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu kiểu loạt ca lâm sàng trên những bệnh nhân sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh được điều trị bằng khí NO tại Viện Tim TP. HCM trong các năm 2022-2024. Khí NO được dùng qua hệ thống NOxBOXi với liều khởi đầu 10 ppm, tối đa 20 ppm và được cai chậm khi huyết động bệnh nhân ổn định ít nhất 48 giờ.
Kết quả: Có 27 bệnh nhân (1 tháng – 15 tuổi) được đưa vào nghiên cứu gồm 18 bệnh nhân tăng áp ĐMP sau mổ (nhóm 1), 5 bệnh nhân được phẫu thuật Glenn có áp lực ĐMP cao sau mổ (nhóm 2) và 4 bệnh nhân suy thất phải sau mổ (nhóm 3). Trong vòng 2 phút sau khi bắt đầu khí NO, áp lực ĐMP giảm mạnh và huyết động cải thiện ở tất cả bệnh nhân. Trong mỗi nhóm có 1 ca tử vong do suy tim nặng không hồi phục. Các bệnh nhân còn lại được cai khí NO sau 2-20 ngày và ra khỏi hồi sức sau 7-47 ngày.
Kết luận: Khí NO có hiệu quả cao trong hạ áp lực ĐMP sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh, do đó có thể được ứng dụng trong điều trị tăng áp ĐMP sau mổ, hạ áp lực ĐMP cho bệnh nhân được phẫu thuật Glenn và điều trị suy thất phải sau mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khí NO, Áp lực động mạch phổi, Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh
Tài liệu tham khảo
2) Alsoufi B, Manlhiot C, Awan A, et al. Current outcomes of the Glenn bidirectional cavopulmonary connection for single ventricle palliation. Eur J Cardiothorac Surg 2012;42:42-49.
3) Jabagi H, Nantsios A, Ruel M, et al. A standardized definition for right ventricular failure in cardiac surgery patients. ESC Heart Failure 2022;9:1542-1552.
4) Ichinose F, Roberts JD, Zapol WM. Inhaled nitric oxide: A selective pulmonary vasodilator: Current uses and therapeutic potential. Circulation 2004;109:3106-3111.
5) Davidson J, Tong S, Hancock H, et al. Prospective validation of the vasoactive-inotropic score and correlation to short-term outcomes in neonates and infants after cardiothoracic surgery. Intensive Care Med 2012;38:1184-1190.
6) Miller OI, Tang SF, Keech A, et al. Inhaled nitric oxide and prevention of pulmonary hypertension after congenital heart surgery: a randomized double-blind study. Lancet 2000;356:1464-1469.
7) Kogon BE, Plattner C, Leong T, et al. The bidirectional Glenn operation: A risk factor analysis for morbidity and mortality. J Thorac Cardiovasc Surg 2008;136:1237-1242.
8) Gamillscheg A, Zobel G, Urlesberger B, et al. Inhaled in patients with critical pulmonary perfusion after Fontan-type procedures and bidirectional Glenn anastomosis. J Thorac Cardiovasc Surg 1997;113:435-442.
9) Ghadimi K, Cappiello JL, Wright MC, et al. Inhaled epoprostenol compared with nitric oxide for right ventricular support after major cardiac surgery. Circulation 2023;148:1316-1329.
10) Benedetto M, Piccone G, Gottin L, et al. Inhaled pulmonary vasodilators for the treatment of right ventricular failure in cardio-thoracic surgery: Is one better than the others? J Clin Med 2024,13,564. https://doi.org/10.3390/jcm13020564
11) Matsugi E, Takashima S, Doteguchi S, et al. Real-world safety and effectiveness of inhaled nitric oxide therapy for pulmonary hypertension during the perioperative period of cardiac surgery: a post-marketing study of 2817 patients in Japan. Gen Thorac Cardiovasc Surg 2024;72:311-323.