NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ TUẦN HOÀN CƠ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Hoằng Đoàn Đức , Tuấn Anh Trương , Nhật Anh Lê , Phú Bùi Đức , Yến Nguyễn Thị Bạch , Huệ Phạm Văn , Uyên Đặng Thế , Nhân Phan Tái , Sơn Đỗ Đình , Kha Đặng Quốc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong thập kỷ vừa qua, các kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học đã được phát triển hoàn chỉnh, mở ra cơ hội cứu sống các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối. Từ giữa thập niên 90, kỹ thuật hỗ trợ tâm thất để làm cầu nối được xem là một trong những phương pháp đơn giản mà hiệu quả nhất trong điều trị các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối chờ ghép tim. Thành công nổi bật được ghi nhận qua đánh giá hiệu quả của hỗ trợ cơ học trong điều trị suy tim sung huyết (REMATCH) vào năm 1998 [7]. Sau đó, kỹ thuật này liên tục được cải tiến và hoàn chỉnh trong những năm tiếp theo và đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong phát triển phẫu thuật tim. Mục đích cấy các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học nhằm 1) Hỗ trợ điều trị tạm thời chờ hồi phục chức năng tim phổi bị tổn thương trước đó; 2) Làm cầu nối bảo đảm an toàn và hiệu quả đối với bệnh nhân trong thời gian chờ ghép tim, ghép phổi hoặc chờ ghép khối tim phổi; hoặc 3) Điều trị hỗ trợ vĩnh viễn cho các đối tượng không thể tiến hành ghép tạng được.



Trong những năm gần đây, Trung tâm Tim mạch Huế thực hiện thành công hàng ngàn ca phẫu thuật tim hở mỗi năm với các đối tượng bệnh lý van tim, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh phức tạp. Một số các trường hợp nặng đã được cứu sống nhờ áp dụng thành công hỗ trợ cơ học chức năng tuần hoàn tạm thời để chờ hồi phục cơ tim sau các sữa chữa tổn thương bệnh lý. Ngoài ra, phát triển kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học mở ra cơ hội trong điều trị cho các đối tượng suy tim giai đoạn cuối đang chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cộng đồng, cũng như góp phần triển khai thành công trong phẫu thuật ghép tim vừa qua tại Bệnh viện Trung ương Huế.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bartlett RH, Roloff DW, Custer JR, Younger JG, Hirschl RB: Extracorporeal Life Support: The University of Michigan Experience. JAMA 283(7):904-8, 2010.
2. Bùi Đức Phú và Cộng sự, “Nghiên cứu triển khai ghép tim trên người lấy từ người cho chết não”, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp nhà nước 03 - 2011.
3. Chistian F., Awad SS, Kolla S, Annich G, Reickert CA, Schreiner RJ, Hirschl RB, Bartlett, RH: Contre pulsion par ballon intra-aortique. J Crit Care 13:26-36, 2009.
4. Christian W. Hamm, Stephan Agewanll, Jeroen Bax, Eric Boersma, Kurt Huber. ESC guidelines for the management of acute coronary syndromes (ACS) in patients presenting without persistent ST-segment elecation of the European Society of Cardiology (ESC). The European Society of Cardiology 2011
5. Cohn JN et al: Effect of vasodilator therapy on mortality in chronic congestive heart failure. Results of a Veterans Administration Cooperative Study. N Engl J Med 2009; 314:1547
6. D. K. C. Cooper, and al., The Present Status of Xenotransplantation and Its Potential Role in the Treatment of End-Stage Cardiac and Pulmonary Diseases, © 2011 The Journal of Heart and Lung Transplantation.
7. Lynne Warner Stevenson, MD, FACC, Robert Kormos, MD,. Mechanical Cardiac Support 2000: Current Applications and Future Trial Design. Conference report 2011.
8. Shanley CJ, Hirschl RB, Schumacher RE, Overbeck MC, Delosh TN, Chapman RA, Coran AG, Barteltt RH: Extracorporeal Life Support for Respiratory Failure: 20 Year Experience. Ann Surg 220:269 282, 2010.
9. Swaniker F, Srinivas K, Moler F, Custer J, Grams R, Bartlett R, Hirschl RB: Extracorporeal life support (ECLS) outcome for 128 pediatric patients with respiratory failure. J Ped Surg 35:197-202, 2011.
10. Wenneth Dickstein, Panos E. Vardas, Jean-Claude Daubert, John McMuray. An update of the 2008 of ESC guidelines on device therapy in heart failure. The European Society of Cardiology 2011.