ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT TUYẾN ỨC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯỢC CƠ BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC

Việt Anh Lê , Viện Mai Văn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định các yếu tố có liên quan đến kết quả cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 61 bệnh nhân nhược cơ được phẫu thuật nội soi lồng ngực (PTNSLN) cắt tuyến ức từ tháng 9 - 2008 đến tháng 1 - 2011.
Kết quả: nữ chiếm 62,3%, nam: 37,7%. Tuổi trung bình là 35. Theo dõi sau mổ được 52/61=85,2%. 86,9% BN dưới 50 tuổi, 13,1% tuổi >50. Kết quả tốt (khỏi và cải thiện) là 86,5%. Kết quả tốt ở tuổi dưới 50 là 86,7% so với 85,7% tuổi trên 50, ở nữ là 93,8% cao hơn so với nam là 75%, 94,1% ở nhóm tăng sản so với 85,2% ở nhóm u và 75% ở các nhóm tổn thương khác. Kết quả tốt ở giai đoạn sớm (< 1 năm) là 86,5%, sau 1 năm là 90%
Kết luận: Tuổi, giới, tổn thương mô bệnh học và thời gian theo dõi sau mổ có thể được sử dụng để tiên lượng kết quả của phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Việt Anh (2011), “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ”, Luận văn thạc sỹ y hoc. Học Viện Quân Y
2. Nguyễn Công Minh (2008), “Phẫu thuật nội soi cắt tuyến hung trong điều trị bệnh nhược cơ”. Bệnh học và điều trị học ngoại khoa - NXB Y học, TP Hồ Chí Minh, tr 91-120.
3. Nguyễn Công Minh (2011), Những tiến bộ mới trong điều trị bệnh nhược cơ. Nhà xuất bản y học.
4. Phạm Vinh Quang, Mai Văn Viện (2010), Phẫu thuật cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ. Nhà xuất bản Y học.
5. Mai Văn Viện, Phạm Vinh Quang, Nguyễn Vượng (2008), “Liên quan giữa đặc điểm mô bệnh học u tuyến ức và kết quả điều trị ngoại khoa bệnh nhược cơ”, Báo cáo khoa học, Hội thảo hàng năm phòng chống ung thư thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11, 12/2008 ,Y học thành phố Hồ Chí Minh , Chuyên đề
Ung bướu học, số 4/2008, tr 522-525.
6. Mai Văn Viện (2010), “Ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt bỏ u tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ”, Tạp chí Y học TP HCM, số 4.2010, tr 536-544.
7. Mai Văn Viện (2010), “Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ”, Tạp chí ngoại khoa số 4-5-6.2010, tr 385-392.
8. Mai Văn Viện (2010), “Đánh giá kết quả cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ”, Tạp chí Y học Việt Nam. Số 2.2010, tr 140-146.
9. Blossom GB, Ernstoff RM, Howells GA, Bendich PJ (1993), “Thymectomy for Myasthenia Gravis”, Arch Surg, 128, pp. 855- 862.
10. Budde MJ, Morris DC, Gal AA, Mansour KA, Miller JI (2001), “Predictor of outcome in Thymectomy for Myasthenia Gravis”, Ann Thorac Surg ,72, pp. 197-202.
11. Drachman DB, Mcintosh KR, Silva S, Kuncl RW, Kahn C (1988), "Strategies for the Treament of Myasthenia Gravis", Ann NY Acad. Sci, 540, pp. 176-183.
12. Frist W.H, Doehring C.B, Merrill W.H, Stewart J.R, et al (1994), “Thymectomy for the Myasthenia Gravis Patient: Factors Influencing Outcome”, Ann Thorac Surg, 57, pp. 334-33 8.
13. Hatton P.D, Diehl J.T, Daly B.D.T, Rheinlander H.F, Johnson H, Schrader J.B, Bloom M, Cleveland R.J, (1989), “Transsternal Radical Thymectomy for Myasthenia Gravis: A 15- Year review” Ann Thorac Surg, 47 (6), pp. 839.
14. Kyriakos Anastasiadis, Chandi Ratnatunga (2007), The Thymus Gland Diagnosis and Surgical Management, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, pp. 70-74.
15. Mack M.J, Landreneau R.J, Yim A.P, Hazelrigg S.R, Scruggs G.R. (1996), “Results of video-assisted thymectomy in patients with myasthenia gravis”, J Thorac Cardiovasc Surgery, 112 (5), pp. 1352-1360.
16. Masaoka A, Yamakawa Y, Niwa H, Fukai I, (1996), “Extended Thymectomy for Myasthenia Gravis Patients: A 20-Year Review”, Ann Thorac Surg, 62, pp. 853- 859.
17. Goulon C-Goëau, Gajdos P., Goulon M. (1992), "Myasthénie et syndromes myasthéniques", EncyclMéd- Chir (Paris- France), Neurol, 17-172-B-10, 13p.