ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP LASER NỘI TĨNH MẠCH: KẾT QUẢ SAU 2 NĂM THEO DÕI

Đức Hồ Khánh Đức, Thanh Đinh Hoài , Hải Phan Thanh , Thịnh Cao Văn, Minh Nguyễn Công , Tần Văn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Kỹ thuật laser nội tĩnh mạch (EVLT) điều trị bệnh suy tĩnh mạch (TM) nông chi dưới đã chứng tỏ được những ưu thế vượt trội và có thể thay thế phẫu thuật trong tương lai. Trên thế giới, kỹ thuật này đã được áp dụng cách nay một thập niên. Tại Việt Nam, Bv Bình Dân và Trung tâm Y khoa Medic TPHCM đã áp dụng kỹ thuật này từ 2008. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá kết quả điều trị sau theo dõi 2 năm, so sánh với kết quả của nhóm bệnh nhân được phẫu thuật tại Bv Bình Dân.
    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Tiền cứu so sánh không ngẫu nhiên các bệnh nhân được điều trị EVLT tại Medic từ 1/2009 - 12/2010 và phẫu thuật tại Bv Bình Dân trong cùng thời điểm.
    3. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
    Qua nghiên cứu 79 TM hiển lớn (61Bn) được điều trị EVLT, từ 1/2009-12/2010, sau 24 tháng theo dõi:
    Tỉ lệ thành công
    - Lâm sàng:
    • 95,08% Bn không còn TM nông dãn,
    • Thang điểm đánh giá độ nặng của bệnh là CEAP, VCSS giảm có ý nghĩa so với trước thủ thuật.
    - Siêu âm: 98,73% TM hiển lớn tắc, co nhỏ, khó thấy trên siêu âm, kích thước TB chỉ còn 1,97 ±
    0,34mm sau 24 tháng. Có ít biến chứng được ghi nhận trong và sau thủ thuật, không có biến chứng nặng để lại di chứng và tử vong.
    • 40,5% có cảm giác đau, căng dọc đường đi TM hiển, đáp ứng tốt với thuốc điều trị kháng viêm thông
    thường trong 1 tuần,
    • 69,7% có vết bầm ở đùi kéo dài khoảng 1 – 2 tuần, không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và thẩm
    mỹ của Bn. Tỉ lệ tái phát thấp (1,26%).
    Kết quả so sánh với 58 Bn được phẫu thuật cột quai và rút bỏ thân TM hiển lớn tại Bv Bình Dân, với độ tuổi TB, độ nặng của bệnh như nhau, trong khoảng thời gian tương đương, cho thấy EVLT hiệu quả như phẫu thuật kinh điển nhưng ít xâm lấn, có thể điều trị trong ngày, ngoại trú, thời gian hồi phục nhanh hơn, ít đau và thẩm mỹ hơn so với phẫu thuật. *
    4. KẾT LUẬN
    Qua kết quả thu được từ nghiên cứu, chúng tôi có thể kết luận rằng EVLT có hiệu quả trong điều trị
    bệnh suy TM chi dưới, không xâm lấn, ít biến chứng, thực hiện trong ngày, ngoài phòng mổ và có thể thực hiện được trong điều kiện kinh tế và môi trường của nước ta. EVLT có thể thay thế phẫu thuật trong tương lai ở nước ta.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Flessenkamper I, Hartmann M, Stenger D, Roll S (2012).”Endovenous laser ablation with and without high ligation compared with high ligation and stripping in the treatment of great saphenous varicose veins: initial results of a multicentre randomized controlled trial”. Phlebology, pp.1-8
2. Gerard JL, Desgranges P, Becquemine J. Feasibilty of endovenous laser fort the treatmentof greater saphemous varicose veins: one month outcome in a series of 20 outpatients. J Mal Vasc 2002; 27: 222-5
3. Kenneth Myers, Robert Fris and Damien Jolley (2006). ‘Treatment of varicose veins by endovenous laser therapy: assessment of results by ultrasound surveillance’. MJA ; 185 (4): 199-202
4. Khilnani N.M, Grassi C.J et al (2009).”Multisociety Consensus Quality Improvement Guidelines for the Treatment of Lower-extremity Superficial Venous Insufficiency with Endovenous Thermal Ablation from the Society of Interventional Radiology”. Cardiovascular Interventional Radiological Society of Europe, American College of Phlebology and Canadian Interventional Radiology Association, pp. 14-31
5. Mark H, Meissner, Pannier F (1999). “Primary chronic venous disorders. J Vasc sur 2007; 46: 54s-65s.
6. Mayo CH. Varicose veins of the lower extremity”. St. Paul Med J; 2:595.
7. Min R,Zimmet S, Isaacs M, Forrestal M (2001). “Endovenous laser treatment of the incompetent greater saphenous vein”. J Vasc Interv Radiol ; vol 12: 1167-71
8. Min R.J, Khilnani N, Zimmet S.E (2003). “Endovenous Laser Treatment of Saphenous vein Reflux”. J Vasc Interv Radiology, vol 14, pp. 991-996
9. Myers TT (1999).”Results and technique of stripping operation for varicose veins”. JAMA.;
163(2):87–92
10. Navarro L, Min R, Bone C (2001).” Endovenous laser: anew minimally invasive method of treatment for varicose veins –preliminary observation using an 810 nm diode laser”. Dermatol Surg ; 27: 117-22
11. Pannier F, Rabe E (2008). “Mid-term results following endovenous laser ablation of saphenous veins with a 980 nm diode laser”. International Angiology-vol 27, p 475-481
12. Rasmussen L.H, Bjoern L, Lawaetz M, Lawaetz B, Blemings A, Eklof B (2010).” Randomised Clinical Trial Comparing Endovenous laser ablation with stripping of the Great Saphenous Vein: Clinical Outcome and Recurrence after 2 years”. European Society for Vascular Surgery – Elsevier– vol 39, pp. 630-635
13. Sadick NS, Wasser S (2004).” Combined endovascular laser with ambulatory phlebectomy for the treatment of superficial venous incompetence: a 2-year perpective”. J Cosmet Laser Ther , vol 6, pp. 44-49
14. Tassiopoulos A.K, Gasparis A.P, Labropoulos N (2009).” Are there any veins which should be excluded from endovenous ablation ?”. Controversies and updates in vascular surgery
Paris 2009, 447-9
15. Weiss R.A, Munavalli G (2005).”Endovenous Ablation of Truncal Veins”. Seminar in Cutaneous Medicine and Surgery. Elsevier, pp. 193-199