KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ THẤT BẠI TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA VỠ THỰC QUẢN DO NÔN ÓI MẠNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY VÀ BỆNH VIỆN CẤP CỨU TRƯNG VƯƠNG TRONG 14 NĂM (1999 - 2012)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Vỡ thực quản do nôn ói mạnh là tổn thương nặng dễ tử vong. Trên quan điểm kinh điển, tốt nhất là phải khâu lỗ thực quản vỡ nếu bệnh nhân đến sớm. Cho đến hiện nay vẫn còn có nhiều quan điểm điều trị khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích những yếu tố lâm sàng, kết quả điều trị cũng như các yếu tố liên quan đến sự thất bại trong điều trị ngoại khoa hội chứng Boerhaave, tại hai trung tâm (BV Chợ Rẫy và BV cấp cứu Trưng Vương) trong 14 năm.
Phương pháp nghiên cứu: Trong suốt 14 năm (1999-2012), chúng tôi có 19 bệnh nhân. Tuổi trung bình: 49 tuối. Trẻ nhất 36 tuổi và cao tuổi nhất là 64 tuổi. Đỉnh cao từ 46-55 tuổi. Tất cả đều là bệnh nhân nam. Được xác định qua chẩn đoán hình ảnh của X quang ngực và CT scan có uống chất cản quang.
Kết quả: Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 36 ngày (ngắn nhất là 18 ngày và lâu nhất là 60 ngày). Chín bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ lệ 47%. 9 BN mở ngực khâu thực quản ngay thì đầu: tất cả đều bị bục: 5 trong số đó tử vong trong vòng tuần lễ đầu tiên do nhiễm trùng nhiễm độc. 10 BN phát hiện muộn, tình trạng nhiễm độc nặng, chỉ dẫn lưu màng phổi và tưới rửa: 4 tử vong (3 nhiễm trùng nhiễm độc và 1 suy kiệt nặng, không hồi phục). 6 khâu thì hai, kết quả tốt.
Kết luận: Mặc dù thương tổn thực quả trong HC Boerhaave có tỷ lệ tử vong cao, nhưng điều trị can thiệp tối thiểu thì đầu cắt lọc lấy hết dị vật (thức ăn và mô hoại tử), dẫn lưu màng phổi và trung thất, kết hợp với kháng sinh quang phỗ rộng và dinh dưỡng tốt sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong. Cố khâu thực quản vỡ - thì đầu sẽ không hiệu quả, làm nặng thêm tổng trạng và đe doạ tinh mạng bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng Boerhaave - Vỡ thực quản - Phẫu thuật thực quản ngực - Mở ngực - Phẫu thuật nội soi lồng ngực (PTNSLN).
Tài liệu tham khảo
2. CORNS RA and EDWARDS JL. (2004), “Boerhaave’s syndrome: CT diagnosis”. Ann Royal College of Surg. Engl.: 85-86.
3. FERDINAND E, ADJEPONG S. et al. (2013): “A rare but important cause of chest pain”. J of
the Royal Society of Medicine Short Reports.4: 25.
4. GRIFFI SM, LAMB PJ. et al. (2008): “Spotaneous rupture of the oesophagus”. Br J Surg. 95: 1115-1120.
5. HAVEMAN J W, NIEUWENHUIJS B et al. (2011): “Adequate debridement and drainage of the mediastinum using open thoracotomy or videoassisted thoracoscopic surgery for Boerhaave’s syndrome”. Surg Endosc.25: 2492-2497.
6. KARMAN L, IQBAL J, KUNDIL B and KOCHHAR R. (2010): “Management of Esophageal Perforation in Adults”. Gastoenterology Research. 3 (6): 235-44.
7. KHALBUSS W E, HOODA S and AUGER M. (2012): “Cytomorphology of Boerhaave’s syndrome: a critical value in cytology”. Chest. 102: 976-978.
8. LYMAN D. (2011): “Spontaneous Esophageal Perforation in a Patient with Mixed Connective Tissue Disease”. The Open Rhumatology J. 5: 138-143.
9. NGUYỄN CÔNG MINH (2005): “Hội chứng Boerhaave - Chấn thương thực quản”. Chấn thương ngực. NXB Y học. TP HCM: 150-151.
10. OCHIAI T, HIRANUMA S. et al. (2004): “Treatment strategy for Boerhaave’s syndrome”. Diseases of Esophagus. 17: 98-103.
11. SIDDIQUE K and HARINATH G. (2010): “Surgical management of Boerhaave’s syndrome
in a tertiary oesophasogastric center”. Ann Royal College of Surg. Engl. 92.: 173-74.
12. SOREIDE J A. and VISTE A. (2011): “Esophageal perforation: diagnosis work up and clinical decision-making in the first 24 hours”. Scandinavian J of trauma - Resuscitation and Emergecy Medicine.19: 66.
13. TAMATEY M N, SEREBOE L A. et al. (2013): “Boerhaave’s syndrome: Diagnosis and successful primary repair one month after the oesophageal perforation”. Ghana Medical J. 47: 53-55.
14. VENO S. and ECKARDT J. (2013): “Boerhaave’s syndrome and tention pneumothorax secondary to Norovirus induced forceful emesis”. J Thorac Dis. 5 (2): 38-40.
15. VOGEL S B, ROUT W R. et al. (2005): “Esophageal perforation in adults: aggressive, conservative treatment lowers morbidity and mortality”. Ann Surg. 241: 1016-21.