KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN, GIÃN TĨNH MẠCH DƯỚI DA CHI DƯỚI BẰNG LASER NỘI TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 TP.HCM

Thịnh Cao Văn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tĩnh mạch mạn, giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới khá thường gặp. Nghiên cứu tại TP.HCM có 40,6% người trên 50 tuổi có bệnh lý này. Đa số mắc bệnh giai đoạn đầu và được điều trị bảo tồn. Can thiệp ngoại khoa khi mắc bệnh độ 3; 4 trở lên. Hiện nay các phương pháp can thiệp nội mạch với cách điều trị bệnh ít xâm lấn được ưu tiên. Đặc biệt ứng dụng kỹ thuật Laser nội tĩnh mạch đã tỏ ra có nhiều ưu thế và được người bệnh chấp thuận.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm sau thực hiện kỹ thuật Laser nội tĩnh mạch trong điều trị suy tĩnh mạch mạn, giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang các trường hợp lâm sàng. Nghiên cứu thực hiện trong 02 năm (8/2011- 8/2013). Đánh giá kết quả điều trị qua khám lâm sàng sau thủ thuật và kiểm tra siêu âm Doppler.
Kết quả nghiên cứu: Qua 02 năm, nhóm nghiên cứu đã thực hiện được 250 trường hợp suy tĩnh mạch mạn, giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới bằng thủ thuật Laser nội tĩnh mạch. Số bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam, đa số bệnh nhân trong độ tuổi 45 đến 65 và có suy tĩnh mạch mạn độ 3-4. Gần 50% các trường hợp có tổn thương suy van tĩnh mạch hiển cả hai chân. Thủ thuật Laser nội tĩnh mạch đã thực hiện an toàn trên nhóm các bệnh nhân này với kết quả tốt 98%, chỉ có 2% các trường hợp còn đau sau thủ thuật, tụ máu nhẹ vùng thực hiện thủ thuật và chủ yếu gặp ở nhóm bệnh nhân có kèm thuyên tắc tĩnh mạch nông vùng cẳng chân hay có tình trạng biến đổi màu da… Khônggặp các trường hợp có biến chứng nặng.
Bàn luận và kết luận: Suy tĩnh mạch mạn, giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới khá thường gặp trong cộng đồng. Do tính chất không cấp thiết khi bệnh chưa có các biến chứng tự nhiên nên phần nhiều người bệnh không chú trọng và khẩn trương điều trị. Áp dụng phương pháp Laser nội tĩnh mạch cho kết quả tốt với tỷ lệ thành công cao. Chỉ một số ít trường hợp bệnh nhân còn đau hay có tụ máu nhẹ tại chỗ sau thủ thuật nhưng đều có thể tự phục hồi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1- Gerard J.,L, Desgrangers P, Becquemine J. (2002), Feasibilty of endovenous laser fort the treatment of greater saphemous varicose veins: one month outcome in a series of 20 outpatients. J mal Vasc; 27: 222-225
2- Kennethe M., Robert F., Damien J. (2006), Treatment of varicose veins by endovenous laser therapy: assessment of results by ultrasound surveillance. MJA; 185 (4):199 – 202
3- Mark H., Meissner, Pannier F. (2007), Primary chronic venous disorders. J. Vasc sur; 46: 54s –65s.
4- Mayo C., H. (2007), Varicose veins of the lower extremity. St. Paul Med J. 1900; 2:595
5- Min R., Zimmet S., Isaac M., Forrestal M. (2001), Endovenous laser treament of the incompetent greater saphenous vein. J Vasc Interv Radiol 2001; vol 12: 1167 – 1171
6- Navarro L., Min R., Bone C. (2001), Endovenous laser: anew minimally invasive method of treament for varicose veins – preliminary observaton using an 810nm diode laser. Dermatol Surg; 27:117-122
7- Hồ Khánh Đức, Nguyễn Văn Việt Thành (2008), Điều trị dãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch với laser Diode bước sóng 810nm. Kỷ yếu Hội nghị ngoại khoa toàn quốc năm 2008.