ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BVĐK ĐỨC GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm phổi bệnh viện, đặc biệt là viêm phổi có liên quan đến thở máy (VAP), là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân tại khoa điều trị tích cực, làm kéo dài thời gian nằm viện cũng như làm tăng nguy cơ tử vong trên các bệnh nhân nặng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng viêm phổi liên quan đến thở máy và đặc điểm vi sinh của các loại vi khuẩn hay gặp tại đây, mức độ nhạy và kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được, có so sánh với các nghiên cứu trong nước và khu vực.
Kết quả: 92 cas NKQ và thở máy, có 26 cas VAP, chiếm 28,3%. Tuổi trung bình cao: 74,23 ± 12,45. Trong 26 cas có VAP, tỷ lệ nhiễm một loại VK: 38,5%, nhiễm 2 loại VK: 26,9%, nhiễm 3 loại VK: 15,4%, không tìm thấy VK: 18,2%.. Không có sự khác biệt về tỷ lệ gặp các chủng VK giữa 2 nhóm có VAP sớm và muộn, với p>0,05. Các chủng VK phân lập được lần lượt là: Aci. Baumannii (24,5%), Klebsiella pneumonia
(9,8%), Ps.aeruginosa (8,4%), Staphylococcus aureus (3,5%), E. Coli (2,8%), Enterrococus (1,4%), VK gram âm khác (4,9%). Tỷ lệ đa kháng kháng sinh của Aci. Baumannii đứng đầu, từ 88% trở lên, có loại KS bị kháng 100%. tiếp đến Ps.aeruginosa, xấp xỉ 70 %, thức ba: Klebsiella pneumonia xấp xỉ 60%. Tỷ lệ dùng KS theo kinh nghiệm không phù hợp với kháng sinh đồ chiếm 57,7%, phù hợp là 42,3%.
Kết luận: Viêm phổi liên quan đến thử máy chiếm tỷ lệ 28,3%. Các loại vi khuẩn hay gặp là Aci. Baumannii (24,5%), Klebsiella pneumonia (9,8%), Ps.aeruginosa (8,4%), Staphylococcus aureus (3,5%), E. Coli (2,8%), Enterrococus (1,4%), VK gram âm khác (4,9%). Tỷ lệ kháng kháng sinh cao, từ 60 % trở lên, có loại lên đến 100%
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi liên quan đến thở máy (VAP - Ventilator - associated pneumonia), vi khuẩn đa kháng kháng sinh.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, viêm phổi liên quan đến thở máy, viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế”, NXB Y học 2013, pp. 18-20
3. Trịnh Văn Đồng, Chu Mạnh Khoa (2004), “Nghiên cứu về vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp ở bệnh nhân chấn thương sọ não phải thở máy”, Tạp chí Y học thực hành 6/2004, pp 10-15
4. Phạm Đức Mục, Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2008) “Nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại 19 bệnh viện của Việt Nam năm 2005”, Tạp chí Y học lâm sàng số 6/2008, pp26-31
5. Trần Hữu Thông, Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn, “Căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Nghiên cứu Y học 80 (3) – 2012
6. Phạm Hồng Trường (2009), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sang, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân Y 2009, pp 55-57
7. Nguyễn Hồng Sơn; Nguyễn Đức Thành (2012). “Vai trò của xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán Viêm phổi liên quan đến thở máy”, Tạp chí Y học Quân sự số 18 – 2012