ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG TIM TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 TRONG 10 NĂM (7/2004 -7/2014)

Thịnh Cao Văn , Hưng Đồng Đức , Tiến Trịnh Trung

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan và đặt vấn đề: Vết thương tim (VTT) là một cấp cứu ngoại khoa tương đối ít gặp. Nguyên nhân có thể do hỏa khí hay bạch khí. Nguy cơ tử vong ngoại viện cao do tình trạng mất máu cấp. Việc chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời sẽ tăng khả năng cứu sống người bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chẩn đoán và điều trị VTT tại BV Nhân Dân 115 trong khoảng thời gian 10 năm (7/2004-7/2014).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu các trường hợp lâm sàng. Nhóm các bệnh nhân có VTT được mô tả các đặc điểm về dịch tễ học; Nhận định quá trình chẩn đoán VTT và cách xử trí các tổn thương giải phẫu; Đánh giá kết quả điều trị qua phân tích các trường hợp phẫu thuật thành công, hoặc có biến chứng hay tử vong.
Kết quả: Trong thời gian 10 năm qua (7/2004 - 7/2014), tại BVND 115 đã có 50 trường hợp bệnh nhân có VTT, tuổi trung bình 20 ± 3.3 với 96% nam giới. Nguyên nhân đều do vật sắc nhọn gây ra. Vị trí vết thương trên thành ngực hầu hết nằm ở vùng nguy cơ. Hội chứng chèn ép tim cấp gặp 72%, sốc mất máu 30%. Thương tổn thất phải (52%), thất trái (30%). Điều trị ngoại khoa may VTT có hiệu quả tốt 78%.
Biến chứng 8%. Tử vong 14%.
Bàn luận và Kết luận: Tại BVND 115 TP.HCM, số lượng bệnh nhân có VTT gặp khoảng 5 trường hợp /năm; nguyên nhân chủ yếu từ vật sắc nhọn và do tai nạn sinh hoạt gây ra. Bệnh nhân nam, trẻ tuổi chiếm hầu hết các trường hợp. Chẩn đoán VTT dựa nhiều vào lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán có tính hiệu quả cao như siêu âm tim, CT scan ngực, chọc dò màng ngoài tim. Xu hướng xử trí chung là giảm tối đa thời gian chẩn đoán, tránh mất máu cấp. Tỷ lệ các bệnh nhân có hội chứng chèn ép tim cao. Điều trị phẫu thuật có hiệu quả. Tử vong 14% chủ yếu do tổn thương giải phẫu nặng, thời gian từ khi xảy ra tai nạn tới lúc phẫu thuật kéo dài hoặc kèm nhiều tổn thương phối hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1- Asensio J.A et al (2001), “Cardiac trauma”. Trauma 3 ; pp. 69 – 77
2- Đặng Hanh Đệ, Dương Đức Hùng, Đòan Quốc Hưng và Cs (2001), Phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực, Nhà xuất bản y học, Tr 78-92
3- Huguet M., Tobon-Gomez C., Bijnens B. H., et al (2009), “Cardiac injuries in blunt chest trauma”. J Cardiovasc Magn Reson; pp.11-35
4- Trần Công Khanh (1997), Xử trí các vết thương tim – kinh nghiệm qua 100 trường hợp tại Bệnh viện Chợ rẫy TP.HCM, Luận án Tiến sĩ Y học – ĐH Y Dược TP.HCM.
5- Milo V., Duan V., Mile V., et al (2001), “Cardiac Surgery”, The Open Cardiovascular and Thoracic Surgery Journal; pp.38-42
6- Nguyễn Công Minh (2005),“Điều trị vết thương tim tại Bệnh Viện Chợ Rẫy TP.HCM trong 10 năm (1995 – 2004). Y học Tp.HCM tập 9, phụ bản 4; tr. 98 – 113
7- Peter B.S., Robert G., Marie H.,(2009), “Blunt traumatic pericardial rupture and cardiac herniation with a penetrating twist : two case reports” Scandinavian Journal of Trauma, Resuscitation and Emergency Medicine, pp. 17- 64.
8- Phan Thanh Nam, Nguyễn Hữu Ước (2010). “Đặc điểm chẩn đoán và phẫu thuật vết thương tim tại Bệnh viện Việt Đức”. Tạp chí Y học thực hành, số đặc biệt hội nghị ngoại khoa lồng ngực tim mạch lần 3; Tr. 116 – 172.
9- Rodrigues A.J, Furlanetti L.L., Faidiga G.B., et al (2005) “Penetrating cardiac injuries: a 13-year retrospective evaluation from a Brazilian trauma center”,Oxford Journals Medicine Interactive CardioVasc Thoracic Surgery, Volume 4, Issue 3; pp. 212-215.
10- Vũ Công Vinh (1989), Vết thương tim - chẩn đoán và điều trị, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường ĐH Y Hà Nội.