Kết quả điều trị vết thương tim - Chấn thương tim tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp - Hải Phòng

May Nguyen The , Huy Nguyen Cong , Thang Do Duc , Hung Dong Minh , Son Le Minh , Hung Doan Quoc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: tổng kết kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị 46 trường hợp vết thương, chấn thương tim tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng từ năm 2006 – 2015.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu.
Kết quả: Từ 2006 tới 2015, có 46 bệnh nhân (40 nam) bị vết thương tim và chấn thương tim điều trị tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, trong đó có
38 trường hợp (82,61%) vết thương tim; 8 trường hợp chấn thương tim; độ tuổi bệnh nhân từ 15-80 (tuổi trung bình là 36,22 ± 12,18); 28 trường hợp (60,87%) có hội chứng ép tim cấp; 12 trường hợp (26,08%) có sốc mất máu; 32/38 trường hợp (84,21%) vết thương tim có vết thương ở vùng cảnh giác Peitzman. Thời gian trung bình từ khi bị thương đến khi vào viện là 65,35 ± 35,38 phút; có 29 trường hợp (63,04%) được siêu âm tim trước mổ; tổn thương thất phải hay gặp nhất với 22 trường hợp (47,82%); tỷ lệ tử vong là 15,22% (7 trường hợp)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Minh Ánh (2007). Nghiên cứu các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán vết thương tim tại bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng, Luận án tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.
2. Phan Thanh Nam (2009). Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị vết thương tim tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
3.Lê Ngọc Thành, Đặng Hanh Sơn (1999). “Thông báo lâm sàng vết thương tim tại bệnh viện Việt Đức 1990 – 1996”, Ngoại khoa, 1(34):1-7.
4. Trần Quyết Tiến (2001). Một vài nhận xét về tử vong trong cấp cứu vết thương và chấn thương tim tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1987 đến 6/2000, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 5, Số 1.
5. Nguyễn Hữu Ước (2001). Các đường mở ngực trong cấp cứu, Phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực, NXB Y Học, Hà Nội, 53 – 68.
6. Asensio JA, Berne JD, Demetriades D, Chan L et al (1998). One hundred five penetrating cardiac injuries: a 2-year evaluation, J Trauma, 44(6): 1073 – 82.
7. Campbell NC, Thomson SR, Muckart DJ et al (1997). Review of 1198 cases of penetrating cardiac trauma, Br J Surg, 84(12): 1737 – 40.
8. Edward H. Kincaid, J. Wayne Meredith (2008). Cardiac Injuries. Trauma: Contemporary Principles and Therapy 1st Edition, Lippincott Williams & Wilkins: p. 379-382
9. Harris DG, Papagiannopoulos KA, Pretorius J, Van Rooven T, Rossouw GJ (1999). Current evaluation of cardiac stab wounds, Ann Thorac Surg, 68(6): 2119 – 22.
10. Symbas PN,(2002). Penetrating cardiac wounds: Evolution of diagnosis, treatment, and results over a 30 year period, Hellenic Medicine, 19(3): 301-304