Đánh giá kết quả điều trị Laser nội tĩnh mạch trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới tại Bệnh viện Trung ương Huế với Laser bán dẫn bước sóng 1470NM

Van Nguyen Thi Cam , Thang Ton That , Van Dang Thi Thanh , Trang Phan Ha Thuy , Nhan Tran Thanh Thai , An Tran Hoai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phương pháp điều trị laser nội tĩnh mạch để điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới được chẩn đoán bằng siêu âm Doppler mạch máu.
Kết quả: Từ 11/2014 đến 12/2015 Có 72 trường hợp laser nội tĩnh mạch được chọn nghiên cứu độ tuổi từ 20 – 78, tỉ lệ nữ / nam là 4/1, 71 trường hợp can thiệp trên tĩnh mạch hiển lớn chiếm tỉ lệ 98,6%, chỉ có 1 trường hợp tĩnh mạch hiển bé (1,4%). Đa số được thực hiện laser nội tĩnh mạch với bước sóng 1470 nm, công suất 6 – 10 w. Có 4 trường hợp phải kết hợp với Muller và 8 trường hợp phối hợp tiêm xơ bọt. Phần lớn trường hợp gây tê tại chỗ chỉ có 4 trường hợp gây tê tủy sống (8%). Kết quả bước đầu rất tốt, không có biến chứng trong quá trình thao tác. Đánh giá lâm sàng sau can thiệp đa số bệnh nhân không đau hoặc đau nhẹ không cần dùng thuốc giảm đau, một trường hợp đau nhiều cần phải dùng thuốc giảm đau mạnh khoảng 5 ngày. Siêu âm sau can thiệp 1 tuần: 100% trường hợp tĩnh mạch được can thiệp teo nhỏ và không có dòng chảy bên trong, không có huyết khối tĩnh mạch sâu và nông. Một số bệnh nhân tái khám sau 3 tháng, sau 6 tháng vẫn cho kết quả rất tốt hầu như không có tái phát.
Kết luận: Phương pháp laser nội tĩnh mạch trong điều trị suy giãn tĩnh mạch là phương pháp được ưa chuộng trong thập niên gần đây vì tính ưu việt như: ít
xâm lấn, tỉ lệ thành công cao, ít biến chứng và có tính thẩm mỹ cao, nhanh chóng đưa người bệnh về cuộc sống thường nhật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn ngoại, Phân môn ngoại lồng ngực-tim mạch Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2008), “Suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính”, Điều trị học ngoại khoa lồng ngực-tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 72-84.
2. Hồ Khánh Đức (2010), Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch với laser bán dẫn bước sóng 810nm, tạp chí Y học Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam, Tr.315-322.
3. Nguyễn Phước Bảo Quân (2012), “Phân tích thông tin trong siêu âm Doppler tĩnh mạch”, Siêu âm Doppler mạch máu, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 156-170.
4. Gerard JL, Desgranges P, Becquemine J. Feasibility of endovenous laser fort the treatment of greater saphenous varicose veins: one month outcome in a series of 20 outpatients. J Mal Vasc 2002;27:222-5
5. Kenneth Myers, Rokert fris and Damien Jolley. Treatment of varicose veins by endovenous laser therapy: assessment of results by ultrasound surveillance, MJA 2006; 185 (4): 199-202.
6. Mark H, Meissner, Pannier F. Primary chronic venous disorders. J Vasc sur 2007;46:54s-65s.
7. Meissner M.H. et al (2007), “The hemodynamic and diagnosis of venous disease”, J Vasc Surg, 46(S), pp. 4S-24S.
8. Min R, Zimmet S, Isaacs M, Forrestal M. Endovenous laser treatment of the incompetent greater saphenous vein. J Vasc Interv Radiol 2001; vol 12 1167 – 71
9. Navarro L, Min R, Bone C. Endovenous laser: a new minimally invasive method of treatment for varicose veins – preliminary observation using an 810nm diode laser. Dermatol Surg 2001; 27: 117-22
10. Pannier F, Rabe E. Mid-term results following endovenous laser abation of saphenous veins with a 980nm diode laser. International Angiology – vol 27-12/200, p 475 – 481.
11. Thrush A., Hartshorne T. et al (2005), “Anatomy of the limb venous system and assessment of venous insufficiency”, Peripheral Vascular Ultrasound-How, When and Why, 2nd Edition, Elsevier, pp.163-188.
12. Zygmunt J.Jr. (2009), “What is new in duplex scanning of venous system”,Perspect Vasc Surg Endovasc Ther, 21(2), pp. 94-104.