Nhận xét một số đặc điểm kỹ thuật trong phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát tại Bệnh viện Quân Y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm kỹ thuật trong phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát tại Bệnh viện Quân Y 103.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu và tiến cứu 33 bệnh nhân chẩn đoán tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tại khoa Phẫu thuật Lồng ngực – Tim mạch, Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2015.
Kết quả: Nam 31 trường hợp (93,9%), 2 trường hợp nữ (6,1%). Tuổi trung bình 30,15 ± 2,065 tuổi (thấp nhất 15, cao nhất 58 tuổi). Tràn khí màng phổi mức độ nhẹ chiếm 9,1%, chủ yếu là tràn khí mức độ vừa (39,4%) và mức độ nặng (51,5%). Phương pháp xử trí bóng khí kẹp bằng clip có khóa (54,6%), 9,1% khâu bóng khí. Phương pháp gây dính màng phổi chủ yếu là làm xước màng phổi thành vùng đỉnh kết hợp với povidone 10% (57,6%), 12 bệnh nhân (36,4%)
gây dính bằng povidone, 2 bệnh nhân (6%) không gây dính màng phổi. Thời gian phẫu thuật trung bình 60,12 ± 3,17 phút. Biến chứng sau mổ: rò khí kéo dài
4 bệnh nhân (12,1 %), không có biến chứng chảy máu hay nhiễm trùng.
Kết luận: Nội soi lồng ngực là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát lần đầu. Phẫu thuật có tỉ lệ tái
phát thấp, khả năng hồi phục nhanh, thời gian điều trị ngắn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát, phẫu thuật nội soi lồng ngực.
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Thị Quế, và cộng sự (2003), "Biến chứng của điều trị phòng ngừa tái phát tràn khí màng phổi tự phát bằng bơm talc nhũ tương qua ống dẫn lưu màng phổi", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập VII, Tr 96 - 101.
3. Nguyễn Thế Vũ (2003), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và chỉ định điều trị tràn khí màng phổi tự phát", luận văn thạc sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
4. Ambrogi MC, Zirafa CC, Davini F, Giarratana S, Lucchi M, Fanucchi O, Melfi F, Mussi A. (2015), Transcollation® technique in the thoracoscopic treatment of primary spontaneous pneumothorax. Interact Cardiovasc Thorac Surg. Apr;20(4):445-8.
5. Chiu CY, Chen TP, Wang CJ, Tsai MH, Wong KS. (2014), Factors associated with proceeding to surgical intervention and recurrence of primary spontaneous pneumothorax in adolescent patients. Eur J Pediatr. Nov;173(11):1483-90.
6. How CH, Tsai TM, Kuo SW, Huang PM, Hsu HH, Lee JM, Chen JS, Lai HS. (2014), Chemical pleurodesis for prolonged postoperative air leak in primary spontaneous pneumothorax. J Formos Med Assoc. May;113(5):284-90.
7. Parrish S, Browning RF, Turner JF Jr, Zarogoulidis K, Kougioumtzi I, Dryllis G, Kioumis I, Pitsiou G, Machairiotis N, Katsikogiannis N, Tsiouda T, Madesis A, Karaiskos T, Zarogoulidis P. (2014), The role for medical thoracoscopy in pneumothorax. J Thorac Dis. Oct; 6(Suppl 4):S383-91.
8. Young Choi S1 , Beom Park C, Wha Song S, Hwan Kim Y, Cheol Jeong S, Soo Kim K, Hyon Jo K. (2014), What factors predict recurrence after an initial episode of primary spontaneous pneumothorax in children? Ann Thorac Cardiovasc Surg. 2014;20(6):961-7