Kết quả bước đầu thay van sinh học tại BV 175

Lê Hoàng Văn, Trần Ngọc Tiến, Cù Xuân Thanh, Trần Hồng Quang, Đinh Ngọc San, Lê Minh Tân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Từ tháng 9/2010 đến 7/2013, 25 bệnh nhân (BN)
thay van tim sinh học St Jude Medical Epic tại khoa
phẫu thuật lồng ngực tim mạch bệnh viện 175. Có 19
van hai lá, 10 van động mạch chủ (ĐMC), và 04 BN
thay hai van. Kết quả sau 03 năm, về cải thiện lâm sàng ,
sống còn, và các biến chứng , đã được phân tích. Kháng
đông không được dùng quá 03 tháng sau phẫu thuật,
ngoại trừ 5 BN (20%) với rung nhĩ. Cải thiện lâm sang
100% BN theo phân loại NYHA. Chênh áp qua van hai
lá và động mạch được đánh giá lại trong 25 BN với
tương ứng 9 ± 1.2, 17.1 ± 2.8 mmHg. Tử vong phẫu
thuật 0%, hỏng van, những biến chứng của thuyên tắc do
huyết khối, huyết khối và chảy máu đã không xảy ra
trong thời gian nghiên cứu.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Tần suất bệnh van tim hâụ thấp còn cao[3]. Lượng
lớn bệnh nhân suy tim do bệnh van tim hậu thấp cần
phải phẫu thuật van tim trong vòng 5-10 năm. Khi
bệnh van tim hậu thấp tiến triển nặng không thể sửa
chữa được nữa thì thay van tim nhân tạo là lựa chọn
duy nhất. Hiện nay có hai loại van nhân tạo là van cơ
học và van sinh học
Van cơ học có khuyết điểm lớn nhất là phải dùng
kháng đông suốt đời và tỉ lệ tai biến và biến chứng
liên quan đến dùng kháng đông còn cao. Tỉ lệ xuất
huyết nặng ước lượng trung bình 2.3-3.4/100 bệnh
nhân-năm ở bệnh nhân dùng warfarin[5]. Cộng với,
kiểm soát kháng đông và theo dõi biến chứng liên
quan đến kháng đông phụ thuộc rất nhiều yếu tố như
đáp ứng của bệnh nhân, điều kiện theo dõi INR, sự
hiểu biết của bệnh nhân...chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân thay van cơ học bị ảnh hưởng nhiều.
Cùng với sự phát triển của y học, các thế hệ van
tim nhân tạo kế tiếp được cải tiến ra đời, thế hệ van
sinh học khẳng định tính đột phá với ưu điểm vượt
trội là không phải dùng kháng đông suốt đời. Tuy
nhiên khuyết điểm của nó là sự thoái hóa cấu trúc van,
qua 10 năm, tỉ lệ hư van sinh học đầu tiên là khoảng
30%, và qua 15 năm, 35%-65%[7, 11, 12]. Nhưng
hiện nay van sinh học thế hệ mới với việc ứng dụng
nhiều công nghệ trong viêc xử lý vật liệu làm lá van
mà độ bền van sinh học kéo dài hơn.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về phẫu thuật thay van
sinh học chưa nhiều. Trong những năm gần đây Bệnh
Viện 175 triển khai mổ tim hở, thay van sinh học, vì
thế chúng tôi thực hiện đề tài đánh giá kết quả bước
đầu thay van sinh học.
2

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hạnh., N.H., L.N. Thành., and P.N. Sơn, Đánh giá
kết quả sớm phẫu thuật thay van hai lá cơ học đơn
thuần tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E. Y Học
Việt Nam, 2011. số ĐB(384): p. 82-87.
2. Quế, Đ.K., Kết quả phẫu thuật thay van hai lá
với van cơ học tại bệnh viện Thống Nhất. Y học
TP. Hồ Chí Minh, 2007. 11(1).
3. Rheumatic fever and rheumatic heart disease.
World Health Organ Tech Rep Ser, 2004. 923: p.
1-122, back cover.
4. Edmunds, L.H., Jr., et al., Guidelines for reporting
morbidity and mortality after cardiac valvular
operations. The American Association for Thoracic
Surgery, Ad Hoc Liaison Committee for
Standardizing Definitions of Prosthetic Heart Valve
Morbidity. Ann Thorac Surg, 1996. 62(3): p. 932-5.
5. Kouchoukos, N.T., Acquired Valvar Heart Disease, in
Kirklin/Brratt-Boyes Cardiac Surgery 3rd ed, N.T.
Kouchoukos, Editor 2003, Churchill Livingstone:
Philadelphia. p. 483-670.
6. Otto, C.M. and R.O. Bonow, Valvular Heart
Disease: A Companion to Braunwald's Heart
Disease 3rd ed2009, Philadelphia: Saunders
Elsevier.
7. Pibarot, P. and J.G. Dumesnil, Prosthetic Heart
Valves: Selection of the Optimal Prosthesis and
Long-Term Management. Circulation, 2009.
119(7): p. 1034-1048.
8. Bobiarski, J., et al., One-year hemodynamic
comparison of Perimount Magna with St Jude
Epic aortic bioprostheses. Arch Med Sci, 2013.
9(3): p. 445-51.
9. Bottio, T., et al., Mid-term follow-up in patients
with Biocor porcine bioprostheses. Cardiovasc
Surg, 2002. 10(3): p. 238-44.
10. Bottio, T., et al., Hemodynamic and clinical
outcomes with the Biocor valve in the aortic
position: an 8-year experience. J Thorac
Cardiovasc Surg, 2004. 127(6): p. 1616-23.
11. Jamieson, W.R., et al., Medtronic mosaic porcine
bioprosthesis: investigational center experience
to six years. J Heart Valve Dis, 2005. 14(1): p.
54-63.
12. Jamieson, W.R., et al., St Jude Medical Epic
porcine bioprosthesis: results of the regulatory
evaluation. J Thorac Cardiovasc Surg, 2011.
141(6): p. 1449-54 e2.