Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật bắc cầu động mạch ở bệnh nhân tổn thương 3 nhánh động mạch vành
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu và mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của
phẫu thuật bắc cầu động mạch ở bệnh nhân tổn
thương ba nhánh động mạch vành tại Viện Tim Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Trong nghiên cứu này chúng tôi tập
trung nghiên cứu phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
cho các bệnh nhân được chẩn đoán hẹp ba nhánh
động mạch vành bao gồm: nhánh trái trước xuống,
nhánh động mạch vành mũ và nhánh động mạch vành
phải. Thời gian theo dõi là 30 ngày sau mổ.
Kết quả: từ 09/2001 đến 02/2006 có tất cả 143
trường hợp bệnh nhân có tổn thương ba nhánh động
mạch vành đủ theo tiêu chuẩn chọn bệnh. Tuổi trung
bình là 61.3 ±8.5 tuổi (nhỏ nhất 35, lớn nhất 81 tuổi).
Số cầu nối trung bình / bệnh nhân = 3 cầu nối. Tử
vong 30 ngày sau mổ là 2.1%(3 trường hợp). Nghiên
cứu cho thấy có sự cải thiện có ý nghĩa về phân suất
tống máu sau mổ so với trước mổ, đặc biệt ở nhóm
được thực hiện từ 3 cầu nối trở lên. Theo phân tích
đơn biến, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân >71 tuổi,
bệnh nhân có nhồi máu cơ tim trong vòng 7 ngày
trước mổ và mổ khẩn hoặc bán khẩn làm tăng nguy cơ
tử vong sau mổ.
Kết luận: Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành
cho nhóm bệnh nhân tổn thương ba nhánh động mạch
vành có kết quả tốt với tỉ lệ tử vong trong vòng 30
ngày thấp và cải thiện có ý nghĩa chức năng co bóp
cơ tim sau mổ.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
consecutive autopsy cases. Circulation 1965. 31:
p. 202–8.
2. Friedman HS, K.L., Katz AM, Clinical and
electrocardiographic features of cardiac rupture
following acute myocardial infarction. Am J
Med 1971. 50: p. 709–20.
3. FitzGibbon GM, H.G., Heggtveit HA, Successful
surgical treatment of postinfarction external
cardiac rupture. J Thorac Cardiovasc Surg 1972.
63: p. 622-30.
4. Figueras J, C.J., Soler-Soler J Left ventricular
free wall rupture: clinical presentation and
management. Heart 2000. 83: p. 499-504.
5. Sinan A, S.A., Muhsin T, et al, Delayed rupture of
a postinfarction left ventricular true aneurysm.
Ann Thorac Surg, 2004. 77: p. 1813-5.
6. Batts K, A.D., Edwards WD, Postinfarction
rupture of the left ventricular free wall:
clinicopathologic correlates in 100 consecutive
autopsy cases. Hum Pathol 1990 21: p. 530-5.
7. Naeim F, M.L., Robbins SL, Cardiac rupture
during myocardial infarction. A review of 44
cases. Circulation 1972. 45: p. 1231-9.
8. Figueras J, C.A., Cortadellas J, et al, Relevance
of electrocardiographic findings, heart failure,
and infarct site in assessing risk and timing of
left ventricular free wall rupture during acute
myocardial infarction.. Am J Cardiol. 1995. 76:
p. 543-7.
9. Bates R, B.S., Resnekov L, et al, Cardiac
rupture-challenge in diagnosis and management.
Am J Cardiol 1977. 40: p. 429-37.
10. DellborgM, H.P., Swedberg K, et al, Rupture of
the myocardium. Occurrence and risk factors. Br
Heart J 1985. 54: p. 11-16.
11. Roberts JD, M.K., Sussex B., Successful
management of left ventricular free wall rupture.
Can J Cardiol 2007. 23(8): p. 672-674.
12. Flajsig I, C.y.C.E., Mayosky AA, et al, Surgical
treatment of left ventricular free wall rupture
after myocardial infarction: Case series. Croat
Med J. 2002. 43: p. 643-8.
13. Padro JM, C.J., Montoya JD, Camara ML,
Garcia Picart J, Aris A, Sutureless repair of
postinfarction cardiac rupture. J Card Surg,
1988. 3: p. 491-493.
14. Lachapelle K, d.B., Ergina PL, Cecere R,
Sutureless patch technique for postinfarction
left ventricular rupture. Ann Thorac Surg 2002.
74: 96-101.
15. A, A., Surgical repair of left ventricular free
wall rupture. Multimedia Manual of
Cardiothoracic Surgery, 2004: p. 653.