TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN HO RA MÁU NẶNG, HIẾM GẶP ĐƯỢC CỨU SỐNG TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ho ra máu là máu khạc ra từ dưới thanh môn trở xuống, một triệu chứng thường gặp nhưng có rất nhiều nguyên nhân. Ho ra máu nặng được định nghĩa là khi lượng máu ho ra từ > 100 đến > 600 ml trong 24 giờ. Ho ra máu nặng thường là dấu hiệu của một bệnh nặng và có thể gây tử vong do ngạt và tắc nghẽn đường thở. Ho ra máu nặng chiếm khoảng 5% các trường hợp ho ra máu và tỷ lệ tử vong lên tới 80%.
Tại Bệnh viện Phổi trung ương đã điều trị nhiều trường hợp ho ra máu nặng bằng phẫu thuật cùng với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau (Hồi sức tích cực, các phương pháp điều trị nội khoa mới nhất, nút mạch, nội soi can thiệp, …), đã cứu chữa thành công rất nhiều bệnh nhân ho ra máu nặng với nhiều nguyên nhân khác nhau như do di chứng lao phổi, u nấm phổi, giãn phế quản, ung thư phế quản, nhồi máu phổi, các dị tật bẩm sinh phổi, …).
Tháng 02/2018 vừa qua, Bệnh viện tiếp nhận một trường hợp ho ra máu nặng có nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh nhân được cứu chữa thành công nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc Bệnh viện, sự phối hợp tích cực của nhiều chuyên Khoa, kíp phẫu thuật và việc ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ cao trong chẩn đoán, điều trị. Mặc dù tại bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về hô hấp, ho ra máu nặng không quá hiếm song trường hợp này lại có rất đặc biệt.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Eva Castanier, Xavier Gallardo, Jordi Rimola, Yolanda Pallardo et al (2014), Congenital and Acquired Pulmonary Artery Anomalies in the Adult: Radiologic Overview. RadioGraphics, Volume 34, No 7, 1527- 1332.
3. Kang, M.W., Kim, H.K., Choi, Y.S., Kim, K., Shim, Y.M., Koh, W.J. et al. Surgical treatment for multidrug-resistant and extensive drug-resistant tuberculosis. The Annals of thoracic surgery. 2010;89: 1597–1602.