Tiếp cận toàn diện bệnh lý động mạch chủ: kinh nghiệm tại trung tâm tim mạch BV đại học y dược Tp.hcm

Vo Tuan Anh, Nguyen Hoang Dinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lý động mạch chủ là một trong những bệnh lý nặng, diễn biến đột ngột với tiên lượng tử vong cao. Các liệu pháp điều trị bao gồm phẫu thuật và can thiệp nội mạch, với ưu điểm và nhược điểm riêng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị bệnh động mạch chủ tại Trung Tâm Tim mạch BV ĐHYD TP.HCM. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca hồi cứu bệnh nhân điều trị bệnh động mạch chủ tại bệnh viện ĐHYD TPHCM từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2019. Kết quả: 67 bệnh nhân điều trị phẫu thuật bệnh động mạch chủ, tuổi trung bình 65,6. Bóc tách động mạch chủ loại A cấp tính chiếm 28 trường hợp, 39 trường hợp phình động mạch chủ các vị trí. Tử vong 10,4%. Bên cạnh đó, có 112 bệnh nhân được can thiệp nội mạch điều trị bệnh động mạch, tuổi trung bình 77,6 tuổi. Tử vong sớm sau phẫu thuật có 11 trường hợp 9,8%. Có 10 trường hợp bị biến chứng dò nội mạch (8,9%). Kết luận: Can thiệp nội mạch giúp cải thiện tỉ lệ tử vong sớm, nhưng kết quả lâu dài của phương pháp này có thể chưa ngang bằng phẫu thuật. Cần có hệ thống cung cấp đầy đủ giải pháp để giảm biến chứng và tử vong.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Erbel R, Aboyans V, Boileau C, Bossone E, et al. (2014). 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases: Document covering acute and chronic aortic diseases of the thoracic and abdominal aorta of the adult. The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Aortic Diseases of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J. 35(41):2873-926.
2. Al-Jubouri M, Comerota AJ, Thakur S, Aziz F, et al. (2013). Reintervention after EVAR and open surgical repair of AAA: a 15- year experience. Ann Surg. 258(4):652-7; discussion 657-8.
3. Patel R, Sweeting MJ, Powell JT, Greenhalgh RM, et al. (2016). Endovascular versus open repair of abdominal aortic aneurysm in 15-years' follow-up of the UK endovascular aneurysm repair trial 1 (EVAR trial 1): a randomised controlled trial. Lancet. 388(10058):2366-2374.
4. Oliveira-Pinto J, Oliveira N, BastosGoncalves F, Hoeks S, et al. (2017). Long-term results of outside "instructions for use" EVAR. J Cardiovasc Surg (Torino). 58(2):252-260.
5. Cheng D, Martin J, Shennib H, Dunning J, et al. (2010). Endovascular aortic repair versus open surgical repair for descending thoracic aortic disease a systematic review and metaanalysis of comparative studies. J Am Coll Cardiol. 55(10):986-1001.
6. Parmer SS, Carpenter JP, Stavropoulos SW, Fairman RM, et al. (2006). Endoleaks after endovascular repair of thoracic aortic aneurysms. J Vasc Surg. 44(3):447-52.
7. Yoshitake A, Hachiya T, Okamoto K, Kitahara H, et al. (2016). Postoperative Stroke after Debranching with Thoracic Endovascular Aortic Repair. Ann Vasc Surg. 36:132-138.
8. Gupta PK, Ramanan B, Engelbert TL, Tefera G, et al. (2014). A comparison of open surgery versus endovascular repair of unstable ruptured abdominal aortic aneurysms. J Vasc Surg. 60(6):1439-45.
9. Jonker FH, Verhagen HJ, Lin PH, Heijmen RH, et al. (2011). Open surgery versus endovascular repair of ruptured thoracic aortic aneurysms. J Vasc Surg. 53(5):1210-6.
10. Chen Y, Zhang S, Liu L, Lu Q, et al. (2017). Retrograde Type A Aortic Dissection After Thoracic Endovascular Aortic Repair: A Systematic Review and Meta-Analysis. J Am Heart Assoc. 6(9).
11. Canaud L, Alric P, Gandet T, Albat B, et al. (2011). Surgical conversion after thoracic endovascular aortic repair. J Thorac Cardiovasc Surg. 142(5):1027-31.