Kết quả sau điều trị phẫu thuật thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi nặng ở trẻ em tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E

Thảo Đinh Phương, Chang Vũ Thị, Tiến Đỗ Anh, Thủy Nguyễn Trần

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sớm và sau 3 tháng ở trẻ em sau phẫu thuật đóng Thông liên thất – tăng áp lực động mạch phổi nặng (TLT-TALĐMPN) tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E (TTTM-BVE)


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu kết hợp hồi cứu trên 60 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán TLT-TALĐMPN tại TTTM – BVE từ tháng 8/2018 đến tháng 3/2021.


Kết quả nghiên cứu: 60 BN đủ tiêu chuẩn nghiên cứu; 59 BN được phẫu thuật; tuổi trung bình là 8,98 tháng; cân nặng trung bình khi phẫu thuật là 5,49 kg. 57 BN (95,0%) suy tim độ II-III trước mổ, 43 BN (71,7 %) suy dinh dưỡng vừa – nặng. Giá trị áp lực động mạch phổi trung bình trước mổ là 71,53 ± 9,42 mmHg (60 – 90 mmHg). Kích thước lỗ thông trung bình 9,23 ± 3,32 (6 - 20mm). Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình 67,8 ± 24,5 phút, cặp ĐMC trung bình 44,3 ± 20,4 phút. Tỷ lệ tử vong sớm sau mổ 1 bệnh nhân (1,7%), 14 BN (23,7%) còn shunt tồn lưu, 15 BN (25,4%) bị block nhánh phảỉ, 1 BN (1,7%) block AV III phải đặt máy tạo nhịp. Áp lực động mạch phổi sau mổ 30,81 ± 11,01 (15 – 70 mmHg). Theo dõi sau mổ trung bình 04 tháng: không có BN tử vong muộn, ALĐMP khi tái khám là 22,36 ± 7,83 (15 – 50 mmHg). Nhóm trẻ được phẫu thuật trước 12 tháng tuổi cho thấy giá trị ALĐMP trở về mức bình thường sớm hơn nhóm trẻ được mổ sau 12 tháng (89,6% với 50,0%, p < 0,05). Có 53 bệnh nhân suy tim độ I (94,6%) và 41 BN (73,2%) có cân nặng bình thường theo tuổi thời điểm tái khám.


Kết luận: Phẫu thuật vá thông liên thất là phương pháp điều trị triệt để, tối ưu nhất những trường hợp thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi nặng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một kết quả ban đầu rất khả quan, tỷ lệ thành công là 98,3 %, tần suất xảy ra biến chứng thấp và đều được phát hiện xử lý kịp thời. Ở nhóm trẻ được phẫu thuật trước 12 tháng tuổi cho thấy tỷ lệ BN có giá trị ALĐMP trở về mức bình thường cao hơn nhóm trẻ được mổ sau 12 tháng tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quang Minh (2019), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vá thông liên thất ở trẻ có cân nặng ≤ 5kg tại trung tâm tim mạch bệnh viện E, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Tăng Hùng Sang và Vũ Minh Phúc (2010), "Đặc điểm của trẻ thông liên thất được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng 1", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 1.
3. Lê Minh Sơn (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điêu trị thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi nặng ở trẻ em tại Bệnh viên Việt Đức, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Ngọ Văn Thanh, Nguyễn Lân Hiếu và Nguyễn Văn Mão (2010), "Tăng áp phổi trong bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em", Bệnh viện Tim Hà Nội, Viện Tim mạch Việt Nam.
5. Đào Hữu Trung và Phạm Nguyễn Vinh (Thông Liên Thất), Bệnh học tim mạch, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
6. Aydemir N. A, Karaci A. R , Harmandar B and et al (2013), "Results for surgical closure of isolated ventricular septal defects in patients under one year of age", Journal of Cardiac Surgery: Including Mechanical and Biological Support for the Heart and Lungs. 28(2), pp. 174-179.
7. Andersen H, Tsang V. T , Leval D and et al (2006), "Is complete heart block after surgical closure of ventricular septum defects still an issue?", The Annals of thoracic surgery. 82(3), pp. 948-956.
8. Anderson B. R, Nicolson S. C , Stevens K. N and et al (2013), "Contemporary outcomes of surgical ventricular septal defect closure", The Journal of thoracic and cardiovascular surgery. 145(3), pp. 641-647.
9. Ergun S, Yildiz O , Genc, S. B and et al (2019), "Risk factors for major adverse events after surgical closure of ventricular septal defect in patients less than 1 year of age: a single-center retrospective", Brazilian journal of cardiovascular surgery. 34, pp. 335-343.
10. Fraser III C. D, Thibault D, Ravekes W và and al (2021), "Diaphragm paralysis after pediatric cardiac surgery: An STS Congenital Heart Surgery Database study", The Annals of Thoracic Surgery. 112(1), pp. 139-146.
11. Ikawa S, Nakano S, Shimazaki Y and et al (1995), "Pulmonary vascular resistance during exercise late after repair of large ventricular septal defects: Relation to age at the time of repair", The Journal of thoracic and cardiovascular surgery. 109(6), pp. 1218-1224.
12. Jortveit J, Eskedal L , Leirgul E and et al (2016), "Mortality and complications in 3495 children with isolated ventricular septal defects", Archives of disease in childhood. 101(9), pp. 808-813.
13. Kogon B, Butler H, Kirshbom P and et al (2008), "Closure of symptomatic ventricular septal defects: how early is too early?", Pediatric cardiology. 29(1), pp. 36-39.
14. Karadeniz C, Demir F , Atalay S and et al (2015), "Does surgically induced right bundle branch block really effect ventricular function in children after ventricular septal defect closure?", Pediatric cardiology. 36(3), pp. 481-488.
15. Kirklin J. W and Barratt B.G (2003), "Ventricular septal defect", Cardiac Surgery, pp. 1262.
16. Pedersen T. A, Knudsen M. R , Andersen N. H và and al (2008), "The effects of surgically induced right bundle branch block on left ventricular function after closure of the ventricular septal defect", Cardiology in the Young. 18(4), pp. 430-436.
17. Scully B. B, Zafar F, David L. S and et al (2010), "Current expectations for surgical repair of isolated ventricular septal defects", The Annals of thoracic surgery. 89(2), pp. 544-551.
18. Siehr S. L, Reddy, V. M ,Hanley F. L and et al (2014), "Incidence and risk factors of complete atrioventricular block after operative ventricular septal defect repair", Congenital heart disease. 9(3), pp. 211-215.
19. Schipper M, Slieker M. G , Schoof P. H and et al (2017), "Surgical repair of ventricular septal defect; contemporary results and risk factors for a complicated course", Pediatric cardiology. 38(2), pp. 264-270.
20. Vaidyanathan B, Rao S. G , Roth S. J and et al (2002), "Outcome of ventricular septal defect repair in a developing country", The Journal of pediatrics. 140(6), pp. 736-741.
21. Zhang J, Guileyardo J. M, Ko J. M and et al (2015), A review of spontaneous closure of ventricular septal defect, Baylor University Medical Center Proceedings, Taylor & Francis, pp. 516-520.