Các yếu tố nguy cơ của tràn dịch màng ngoài tim cần dẫn lưu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: xác định các yếu tố nguy cơ của tràn dịch màng ngoài tim cần dẫn lưu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở có mở màng ngoài tim.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 374 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được phẫu thuật (PT) tim hở có mở màng ngoài tim tại Viện Tim TPHCM từ 01/07/2019 đến 17/12/2019. Tất cả đều được theo dõi 6 tháng kể từ lúc phẫu thuật. Nghiên cứu đoàn hệ hồi, tiến cứu.
Kết quả: Kết quả: tuổi trung bình: 50,3 ± 12,7, nam 46,3%, nữ 53,7%. Tràn dịch màng ngoài tim (TDMNT) nhiều cần dẫn lưu là 8,8%, gồm chèn ép tim (CET) 3,5% và có khả năng CET 5,3%. Thời điểm dẫn lưu trung bình là ngày hậu phẫu thứ 20,2 ± 10,8. Phân tích đơn biến cho thấy có 5 yếu tố nguy cơ có liên quan với TDMNT cần dẫn lưu sau PT tim hở: số lượng tiểu cầu trước PT, rung nhĩ mới sau PT, nhóm NYHA (New York Heart Assocition) trước PT, INR tuần 2 và INR tuần 4 sau PT. Phân tích đa biến cho thấy có 4 yếu tố nguy cơ độc lập của TDMNT cần dẫn lưu sau PT tim hở: số lượng tiểu cầu trước PT, nhóm NYHA trước PT, thời gian rút ống dẫn lưu màng tim và chỉ số INR tuần 2 sau PT.
Kết luận: sau PT tim hở, TDMNT nhiều cần dẫn lưu là 8,8%. Số lượng tiểu cầu trước PT, nhóm NYHA trước PT, thời gian rút ống dẫn lưu màng tim và chỉ số INR tuần 2 sau PT là các yếu tố nguy cơ độc lập của TDMNT cần dẫn lưu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Tràn dịch màng ngoài tim, chèn ép tim, dẫn lưu, yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo
2. Floerchinger B., Camboni D., Schopka S., et al. (2013). "Delayed cardiac tamponade after open heart surgery - is supplemental CT imaging reasonable?". J Cardiothorac Surg, 8, pp. 158.
3. Khan N. K., Järvelä K. M., Loisa E. L., et al. (2017). "Incidence, presentation and risk factors of late postoperative pericardial effusions requiring invasive treatment after cardiac surgery". Interact Cardiovasc Thorac Surg, 24 (6), pp. 835-840.
4. Malouf j. F., Alam S., Stefadouros M. A. (1993). "The role of anticoagulation in the development of pericardial effusion and late tamponade after cardiac surgery". European Heart Journal, 14 (11), pp. 1451-1457.
5. Nguyen H. S., Nguyen H. D., Vu T. D. (2018). "Pericardial effusion following cardiac surgery. A single-center experience". Asian Cardiovasc Thorac Ann, 26 (1), pp. 5-10.