Nghiên cứu chỉ số sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân hở van hai lá mạn tính nguyên phát mức độ nặng

Hương Nguyễn Mai, Nga Vũ Quỳnh , Tuấn Nguyễn Quang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc phát hiện sớm rối loạn chức năng thất trái ở những bệnh nhân Hở van hai lá mạn tính nguyên phát không có triệu chứng là rất quan trọng bởi nó liên quan đến thời điểm chỉ định phẫu thuật của người bệnh và tiên lượng sau phẫu thuật.


Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ số sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân hở van hai lá mạn tính nguyên phát mức độ nặng.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 35 bệnh nhân được chẩn đoán hở van hai lá mạn tính nguyên phát mức độ nặng được nhập viện chuẩn bị phẫu thuật và 25 người khỏe mạnh đến khám tại bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2019. Dùng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có so sánh với nhóm chứng.


Kết quả: Sức căng dọc cơ tim ở mặt cắt 2 buồng, 3 buồng, 4 buồng và sức căng toàn bộ thất trái của nhóm hở van hai lá mạn tính mức độ nặng thấp hơn nhóm chứng mặc dù EF tương đương với p < 0,05. Sức căng cơ tim toàn bộ theo trục dọc (GLS avg) có mối tương quan tuyến tính với chỉ số co ngắn cơ thất trái FS (r² = 0,127, p < 0,05) và EF biplane (r² = 0,216, p < 0,005).


Kết luận: Chỉ số sức căng dọc cơ tim thất trái có ý nghĩa trong việc đánh giá sự suy giảm chức năng tâm thu thất trái sớm ở những bệnh nhân hở van hai lá mạn tính nguyên phát mức độ nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về: Chẩn đoán và điều trị các bệnh van tim (Phần II: Hở Van 2 Lá), 507-517.
2. Esmaeilzadeh M., Alimi H., Hosseini S. và cộng sự (2016). Global and Regional Longitudinal Strains Predict Left Ventricular Dysfunction after Mitral Valve Repair: A Two Dimensional Speckle Tracking Study. Razavi International Journal of Medicine, 5(1).
3. Phạm Thị Hồng Thi (2004). Nghiên cứu các tổn thương tim trong bệnh lý van hai lá bằng siêu âm tim qua đường thực quản, Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y.
4. Enriquez–Sarano M, Avierinos (2000). Inssuffisance mitral. Cardiopathies valvulaires acquises, Flamarion, 181–198.
5. Krauss J., Pizarro R., Oberti P.F. và cộng sự (2006). Prognostic implication of valvular lesion and left ventricular size in asymptomatic patients with chronic organic mitral regurgitation and normal left ventricular performance. American Heart Journal, 152(5), 1004.e1-1004.e8.
6. Tribouilloy C., Rusinaru D., Szymanski C. và cộng sự (2011). Predicting left ventricular dysfunction after valve repair for mitral regurgitation due to leaflet prolapse: additive value of left ventricular end-systolic dimension to ejection fraction. Eur J Echocardiogr, 12(9), 702–710.
7. Reginelli J.P. và Griffin B. (2004). The challenge of valvular heart disease: when is it time to operate. Cleveland Clinic Journal of Medicine, 71(6), 463–465.
8. Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Thị Bạch Yến, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Lân Việt (2014). Mối liên quan giữa sức căng cơ tim với các thông số chức năng thất trái trên siêu âm Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 65(1), 70-78.
9. Florescu M., Benea D.C.C.M., Rimbas R.C. và cộng sự (2012). Myocardial Systolic Velocities and Deformation Assessed by Speckle Tracking for Early Detection of Left Ventricular Dysfunction in Asymptomatic Patients with Severe Primary Mitral Regurgitation: Myocardial Deformation in Severe Mitral Regurgitation. Echocardiography, 29(3), 326–333.
10. Marciniak A., Claus P., Sutherland G.R. và cộng sự (2007). Changes in systolic left ventricular function in isolated mitral regurgitation. A strain rate imaging study. European Heart Journal, 28(21), 2627–2636.