Báo cáo ca lâm sàng - kỹ thuật bọc động mạch chủ lên hỗ trợ phương pháp Hybrid điều trị thương tổn phức tạp vùng quai động mạch chủ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phương pháp hybrid tỏ ra rất phù hợp với điều kiện Việt Nam trong điều trị các bệnh lý động mạch chủ phức tạp vùng quai và trên thận. Có một tình huống khó khăn là động mạch chủ lên giãn to hơn khả năng đáp ứng của các loại giá đỡ nội mạch (stent-graft). Bọc thu nhỏ kích thước động mạch chủ (wrapping techique) là một giải pháp cho tình huống này. Phương pháp: Báo cáo ca lâm sàng ứng dụng thành công kỹ thuật bọc động mạch chủ điều trị thương tổn vùng quai phức tạp tại Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả: Bệnh nhân nữ, 73 tuổi, nhập viện vì đột ngột đau ngực. Tiền sử có cao huyết áp, suy tim, rối loạn mỡ máu và suy giáp. Chụp cắt lớp đa dãy phát hiện lóc động mạch chủ type B, biến chứng tràn máu màng phổi trái, toàn bộ động mạch chủ lên và phần đầu quai giãn to 50mm (kích cỡ stent-graft lớn nhất là 46mm). Toàn trạng kém, thương tổn động mạch chủ cấp tính nặng và đã biến chứng, nếu phẫu thuật kinh điển phải thay toàn bộ động mạch chủ ngực – nguy cơ thất bại rất cao, nên giải pháp hybrid là một lựa chọn hợp lý nếu giải quyết được yếu tố giãn động mạch chủ lên để tạo vùng an toàn (landing zone) cho stent-graft. Phẫu thuật hybrid được bắt đầu bằng mổ mở xương ức, bắc cầu chủ - cảnh 2 bên bằng mạch nhân tạo Dacron số 9, dùng đoạn mạch nhân tạo lớn bọc quanh động mạch chủ lên để thu nhỏ kích thước vừa tới 38mm, dẫn lưu và đóng xương ức. Tiếp theo là can thiệp nội mạch – đặt stent-graft kích thước 42x42x200, rồi 42x38x150 và 38x34x150 tới sát cơ hoành, nút động mạch dưới đòn. Dẫn lưu màng phổi trái. Bệnh nhân xuất viện sau mổ 10 ngày. Theo dõi sau 2 năm cho kết quả tốt. Kết luận: Phương pháp hybrid vẫn có thể áp dụng trong tình huống bị giãn động mạch chủ lên nhờ kỹ thuật bọc – thu nhỏ kích thước động mạch chủ cho vừa với kích cỡ của stent-graft trong một số tình huống có nguy cơ cao với phẫu thuật kinh điển.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kỹ thuật bọc động mạch chủ, Hybrid, quai động mạch chủ
Tài liệu tham khảo
2. Pecoraro F, Lachat M, Hofmann M, Cayne NS, Chaykovska L, Rancic Z, et al. Mid-term results of zone 0 thoracic endovascular aneurysm repair after ascending aorta wrapping and supra-aortic debranching in high-risk patients. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2017 Jun 1;24(6):882–9.
3. Antoniou GA, El Sakka K, Hamady M, Wolfe JHN. Hybrid Treatment of Complex Aortic Arch Disease with Supra-aortic Debranching and Endovascular Stent Graft Repair. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2010 Jun 1;39(6):683–90.
4. Gelpi G, Vanelli P, Mangini A, Danna P, Contino M, Antona C. Hybrid Aortic Arch Repair Procedure: Reinforcement of the Aorta for a Safe and Durable Landing Zone. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2010 Dec 1;40(6):709–14.
5. Roselli EE, Idrees JJ, Johnston DR, Eagleton MJ, Desai MY, Svensson LG. Zone zero thoracic endovascular aortic repair: A proposed modification to the classification of landing zones. J Thorac Cardiovasc Surg. 2018 Apr;155(4):1381–9.
6. Kolvenbach R, Karmeli R, Rabin A, Lica R. Endovascular Hybrid Repair of True Ascending Aortic Aneurysms Using Double Graft Wrapping to Prepare a Landing Zone for Ascending Aortic Stent-Graft Placement: A Cohort Study. J Endovasc Ther. 2019 Oct 1;26(5):658–64.
7. Soares AMMN, Sá MPBO, Neto ACE, Cavalcanti LRP, Zhigalov K, Weymann A, et al. Wrapping of ascending aortic aneurysm with supra-aortic debranching and endovascular repair for aortic arch aneurysm and ruptured descending thoracic aortic aneurysm. J Card Surg. 2020;35(2):503–6.