Kết quả trung hạn phẫu thuật tạo cầu nối động tĩnh mạch chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Thành Nguyễn Văn , Ân Kiều Quang, Khả Huỳnh Tấn, Quỳnh Nguyễn Ngọc Hoa, Anh Võ Tuấn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy thận mạn giai đoạn cuối có khuynh hướng ngày càng tăng và thận nhân tạo vẫn là phương pháp điều trị chủ lực. Cầu nối động tĩnh mạch (AVF: arteriovenous fistula) để chạy thận nhân tạo (CTNT) mang ý nghĩa sống còn đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả các trường hợp phẫu thuật tạo cầu nối động tĩnh mạch để CTNT tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ tháng 09/2017 đến tháng 08/2020.


Kết quả: Có 158 trường hợp tham gia vào nghiên cứu. Tuổi trung bình: 54,76 ± 26. Trong đó 49,4% là nam. Kết quả sớm sau phẫu thuật: thành công 87,3%, thất bại 12,7%, mổ lại 7,6%. Sau 3, 6 và 12 tháng, tỉ lệ cầu nối còn hoạt động tốt để CTNT lần lượt là 86,70%, 84,18% và 80,38%. Kết quả thành công sớm sau phẫu thuật và trung hạn cho thấy tỉ lệ thành công ở bệnh nhân được lập bản đồ mạch máu trước phẫu thuật có khuynh hướng cao hơn. Một phẫu thuật viên cần tham gia 75 trường hợp phẫu thuật AVF để có tỉ lệ thất bại < 10%, trong điều kiện có lập bản đồ mạch máu.


Kết luận: Phẫu thuật AVF ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai có tỉ lệ thành công tương đồng với các tác giả trong nước và trên thế giới. Lập bản đồ mạch máu trước mổ giúp đem lại kết quả tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thurlow JS, Joshi M, Yan G, Norris KC, Agodoa LY, Yuan CM, et al. Global Epidemiology of End-Stage Kidney Disease and Disparities in Kidney Replacement Therapy. American Journal of Nephrology. 2021.
2. Alfano G, Fontana F, Iannaccone M, Noussan P, Cappelli G. Preoperative management of arteriovenous fistula (AVF) for hemodialysis. JVA. 2017.
3. Ikizler TA, Jerrilynn, Burrowes D, D L, Byham-Gray, Campbell KL, et al. KDOQI clinical practive guideline for nutrition in CKD: 2020 update. National Kidney Foundation. 2020.
4. Jothi S, Kg H, Lesley N, Vijayan M, Haridas Anupama S, Mathew M, et al. A multicentre analysis of the outcome of arteriovenous fistula in maintenance haemodialysis. Semin Dial. 2020;33(5):388-93.
5. Barreto P, Almeida P, de Matos N, Queiros JA, Pinheiro J, Silva F, et al. Preoperative vessel mapping in chronic kidney disease patients - a center experience. J Vasc Access. 2016;17(4):320-7.
6. Thái Minh Sâm. Phẫu thuật tạo dò động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2008 đến 5/2010. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2011.
7. Ernandez T, Saudan P, Berney T, Merminod T, Bednarkiewicz M, Martin PY. Risk factors for early failure of native arteriovenous fistulas. Nephron Clin Pract. 2005;101(1):c39-44.
8. Yap YS, Chi WC, Lin CH, Liu YC, Wu YW. Association of early failure of arteriovenous fistula with mortality in hemodialysis patients. Sci Rep. 2021;11(1):5699.
9. Obeidat KA, Saadeh RA, Hammouri HM, Obeidat MA, Tawalbeh RA. Outcomes of arteriovenous fistula creation: A Jordanian experience. J Vasc Access. 2020;21(6):977-82.
10. Georgiadis GS, Charalampidis DG, Argyriou C, Georgakarakos EI, Lazarides MK. The Necessity for Routine Pre-operative Ultrasound Mapping Before Arteriovenous Fistula Creation: A Meta-analysis. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2015;49(5):600-5.