Kết quả bước đầu can thiệp nội mạch điều trị bệnh mạch máu ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Bệnh lý động mạch ngoại biên là bệnh lý mạn tính, diễn biến lâu dài và gây ra nguy cơ tàn phế nếu không điều trị kịp thời. Các liệu pháp điều trị bao gồm phẫu thuật và can thiệp nội mạch, can thiệp nội mạch ngày càng phát triển hơn. Can thiệp nội mạch ít xâm lấn, có kết quả sớm và kết quả trung hạn tốt
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo 08 ca bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mạch động mạch ngoại biên được can thiệp nội mạch tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai
Kết quả: Có 7 trường hợp được can thiệp nội mạch điều trị bệnh mạch máu ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Trong đó, hẹp hoặc tắc mạn tính động mạch đùi nông chiếm 50% các trường hợp, còn lại là hẹp động mạch chậu chung, chậu ngoài và các động mạch dưới gối. Kết quả can thiệp bước đầu tốt, không có biến chứng nặng xảy ra, tỉ lệ thông thương mạch máu sớm là 100%, lành mỏm cụt 100%, có 3 trường hợp đặt stent sau nong bóng và 3 trường hợp đoạn chi nhỏ. Không có trường hợp nào phải can thiệp lại
Kết luận: Kết quả bước đầu can thiệp nội mạch điều trị bệnh mạch máu ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đáng khích lệ, giúp mở rộng chỉ định can thiệp, triển khai phẫu thuật hybrid và hình thành điều trị đội nhóm trong xử lý bệnh tim mạch.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh mạch máu ngoại biên, đoạn chi, can thiệp nội mạch
Tài liệu tham khảo
2. Conte MS, Bradbury AW, Kolh P, White JV, Dick F, Fitridge R, et al. Global Vascular Guidelines on the Management of Chronic Limb-Threatening Ischemia. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2019;58(1S):S1-S109 e33.
3. Thukkani AK, Kinlay S. Endovascular intervention for peripheral artery disease. Circ Res. 2015;116(9):1599-613.
4. Aboyans V, Ricco JB, Bartelink MEL, Bjorck M, Brodmann M, Cohnert T, et al. 2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery (ESVS): Document covering atherosclerotic disease of extracranial carotid and vertebral, mesenteric, renal, upper and lower extremity arteriesEndorsed by: the European Stroke Organization (ESO)The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases of the European Society of Cardiology (ESC) and of the European Society for Vascular Surgery (ESVS). Eur Heart J. 2018;39(9):763-816.
5. Sixt S, Krankenberg H, Mohrle C, Kaspar M, Tubler T, Rastan A, et al. Endovascular treatment for extensive aortoiliac artery reconstruction: a single-center experience based on 1712 interventions. J Endovasc Ther. 2013;20(1):64-73.
6. Katsanos K, Al-Lamki SA, Parthipun A, Spiliopoulos S, Patel SD, Paraskevopoulos I, et al. Peripheral Stent Thrombosis Leading to Acute Limb Ischemia and Major Amputation: Incidence and Risk Factors in the Aortoiliac and Femoropopliteal Arteries. Cardiovasc Intervent Radiol. 2017;40(3):351-9.
7. Kuntz S, Lejay A, Chakfe N. Subintimal Angioplasty in the Superficial Femoral Artery: A Real Long Term Option Demonstrated by Histology. EJVES Vasc Forum. 2021;52:49-50.
8. Iida O, Urasawa K, Komura Y, Soga Y, Inoue N, Hara H, et al. Self-Expanding Nitinol Stent vs Percutaneous Transluminal Angioplasty in the Treatment of Femoropopliteal Lesions: 3-Year Data From the SM-01 Trial. J Endovasc Ther. 2019;26(2):158-67.
9. Golledge J, Drovandi A, Velu R, Moxon J. Cohort study examining the relationship between remoteness and requirement for surgery to treat peripheral artery disease at a tertiary hospital in North Queensland. Aust J Rural Health. 2021;29(4):512-20.