Kết quả phẫu thuật bệnh lý van tim do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trẻ em tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Đào Quang Vinh1,, Nguyễn Sinh Hiền1, Tạ Hoàng Tuấn
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng  và đánh giá kết quả sau điều trị phẫu thuật bệnh lý van tim do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trẻ em tại Bệnh viện Tim Hà Nội.


Phương pháp: Phân tích đánh giá dựa trên số liệu thu thập được từ  bệnh nhân được phẫu thuật và từ kết quả tái khám.


Kết quả: Tổng số bệnh nhân là 25, trong đó: Tuổi phẫu thuật trung bình là: 6,56 ± 7.05 năm (Tuổi thấp nhất là  12 tháng, cao nhất là 15 năm). Nam: 14 bệnh nhân (56 %), nữ: 11 bệnh nhân (44 %). Siêu âm trước khi ra viện và sau 3 tháng chúng tôi thấy kết quả gần như  nhau: EF trung bình sau phẫu thuật van hai lá:  57,25 ± 9,68  %;.Chênh áp  trung bình: Van HL: 3,5 ± 1,5mmHg ; qua van ĐMC:  12,5 ± 1,68mmHg. Biến chứng: Tử vong ngay sau mổ: 0 trường hợp (0%); Tử vong muộn: 1 trường hợp tử vong (4%).


 Kết luận: Kết quả phẫu thuật bệnh lý van tim do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở trẻ em khả quan. Tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Hiếu (2021) : Lâm sàng Tim bẩm sinh. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội
2. Phạm Nguyễn Vinh (2021) : Siêu âm tim thực hành: Bệnh tim bẩm sinh và mắc phải. Nhà xuất bản Y học. Hà nội.
3. Phạm Gia Khải (1996) : Bước đầu nghiên cứu các thông số siêu âm Doppler tim của dòng chảy qua các van tim ở người lớn bình thường. Dự án điều tra cơ bản của Viện Tim mạch quốc gia Việt nam và trường Đại học Y Hà nội. Hà nội.
4. Nguyễn Hoàng Dương (2003) : Nghiên cứu giải phẫu van hai lá người Việt trưởng thành. Luận án Tiến sĩ Y học. Hà Nội.
5. Kirklin JW, Kouchoukos NT, Blackstone EH, Doty DB, Hanley FL, Karp RB, editors. Kirklin/Barratt-Boyes cardiac surgery: morphology, diagnostic criteria, natural history, techniques, results, and indications. 3rd ed. Philadelphia: Churchill Livingstone; 2003. p. 483–554.
6. Awadallah SM, Rae-Ellen KW, Byrum CJ, Smith FC, Kveselis DA,Blackman MS. The changing pattern of infective endocarditis in childhood. Am J Cardiol 1991;68:90±94.
7. Fukushige J, Iragashi H, Ueda K. Spectrum of infective endocarditis during infancy and childhood: 20-year review. Pediatr Cardiol 1994;15:127±131.
8. Citak M, Rees A, Mavroudis C. Surgical management of infective endocarditis in children. Ann Thorac Surg 1992;54:755±760.
9. Nomura F, Penny DJ, Manahem S, Pawade A, Karl TR. Surgical intervention for infective endocarditis in infancy and childhood. Ann Thorac Surg 1995;60:9±15.
10. Schollin J, Bjarke B, Westroom G. Infective endocarditis in Swedish children. II. Location, major complications, laboratory ®ndings, delay of treatment, treatment and outcome. Acta Paediatr Scand 1986;75:999±1004.
11. Donal K, Horvath P, Hucin B et all. Operative treatment of infective endocarditis in children. Eur J Cardio-thorac Surg 1989;3:26±32.
12. C van Doorn, Tolan RW, Kleiman MB, Frank M, King H et all. Operative intervention in active endocarditis in children: report of a series of cases and review. Clin Infect Dis 1992;14:852±862.