Nghiên cứu vai trò của thang điểm VIS (Vasoactive - Inotropic Score) trong tiên lượng kết cục lâm sàng xấu sau phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể ở trẻ em

Hoàng Anh Khôi, Nguyễn Thị Như Hà, Trương Văn Thiện, Trần Quốc Việt, Nguyễn Trung Kiên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nhiều tác giả cho thấy thang điểm VIS (Vasoactive-Inotropic Score) có một sự tương quan mạnh với biến chứng và tử vong sau phẫu thuật tim ở trẻ em, tuy nhiên các kết luận vẫn chưa hoàn toàn thống nhất.  Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để xác định mối liên quan giữa thang điểm VIS với kết cục lâm sàng ở trẻ em được phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu. Tổng cộng 100 bệnh nhi từ sơ sinh đến 2 tuổi có chỉ định phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể tại khoa Gây mê Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2021 đến 31/12/2021 được tham gia vào nghiên cứu. Liều mỗi giờ của các thuốc vận mạch, tăng co bóp cơ tim được ghi nhận trong 48 giờ đầu tiên sau khi đến khoa hồi sức ngoại và thang điểm VIS được tính toán. Thang điểm VIS được tính theo công thức: VIS= liều dopamin (µg/kg/phút) + liều dobutamin (µg/kg/phút) + 100×liều adrenalin (µg/kg/phút) + 10×liều milrinon (µg/kg/phút) + 10000×liều vasopressin (U/kg/phút) + 100×liều noradrenalin (µg/kg/phút).Tính giá trị  tối đa và trung bình của VIS trong 24 giờ đầu tiên và VIS tối đa và VIS trung bình 24 giờ tiếp theo (giờ thứ 25 đến giờ thứ 48).


Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhi bị hội chứng cung lượng tim thấp là 38,0%. Có 20/100 trường hợp (20,0%) có kết cục lâm sàng xấu, trong đó có 19 trường hợp phải làm thẩm phân phúc mạc, 4/100 trường hợp (4,0%) bị ngưng tim, 2/100 trường hợp (2,0%) bị co giật, 1/100 trường hợp (1,0%) phải chạy ECMO và 4/100 trường hợp (4,0%) bị tử vong sau phẫu thuật.  Những bệnh nhân ở nhóm VIS cao (VIS trung bình 48 giờ ≥ 11,06) so với nhóm VIS thấp (VIS trung bình 48 giờ <11,06) có liên quan với thời gian thở máy dài hơn, thời gian nằm hồi sức dài hơn, thời gian cân bằng dịch âm đầu tiên dài hơn.


Kết luận:  Chỉ số VIS cao sau phẫu thuật là một yếu tố tiên lượng của kết cục lâm sàng xấu, thời gian thở máy kéo dài, thời gian nằm hồi sức kéo dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gaies MG, Gurney J.G., Yen A.H., Napoli M.L., Gajarski RJ, Ohye RG, et al. Vasoactive–inotropic score as a predictor of morbidity and mortality in infants after cardiopulmonary bypass. Pediatric Critical Care Medicine. 2010;11(2):234-8.
2. Larrazabal L, Jenkins KJ., Gauvreau K., al e. Improvement in congenital heart surgery in a developing country: the Guatemalan experience. Circulation. 2007;116(17):1882-7.
3. Wernovsky G, Wypij D., Jonas R. A., Mayer JE, Jr., Hanley FL, Hickey PR, et al. Postoperative course and hemodynamic profile after the arterial switch operation in neonates and infants. A comparison of low-flow cardiopulmonary bypass and circulatory arrest. Circulation. 1995;92(8):2226-35.
4. Butts RJ, Scheurer MA., Atz AM., Zyblewski SC, Hulsey TC, Bradley SM, et al. Comparison of Maximum Vasoactive Inotropic Score and Low Cardiac Output Syndrome As Markers of Early Postoperative Outcomes After Neonatal Cardiac Surgery. Pediatric Cardiology. 2012;33(4):633-8.
5. Davidson J, Tong S., Hancock H., A H, E dC, J K. Prospective validation of the vasoactive-inotropic score and correlation to short-term outcomes in neonates and infants after cardiothoracic surgery. Intensive Care Med. 2012;38:1184-90.
6. Nguyễn Đức Thường, Trần Minh Điển, Đặng Văn Thức, Trịnh Xuân Long. Giá trị tiên lượng của chỉ số thuốc vận mạch (VIS) trong hồi sức sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh. Y học Việt Nam. 2015;1:98-102.
7. Schroeder VA, Pearl J.M., Schwartz S.M., Shanley T.P., Manning P.B., Nelson D.P. Combined steroid treatment for congenital heart surgery improves oxygen delivery and reduces postbypass inflammatory mediator expression. Circulation. 2003;107(22):2823-8.
8. Nguyễn Thị Quý, Hoàng Anh Khôi, Nguyễn Minh Trí Viên, Phan Kim Phương. Kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau phẫu thuật sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2009;13(6):146-57.
9. Gaies MG, Gurney J.G., Yen A.H., Napoli M.L., al e. Vasoactive-inotropic score as a predictor of morbidity and mortality in infants after cardiopulmonary bypass. Pediatr Crit Care Med. 2010;11:234-8.
10. O'Brien SM, Clarke DR, Jacobs JP, Jacobs ML, Lacour-Gayet FG, Pizarro C, et al. An empirically based tool for analyzing mortality associated with congenital heart surgery. J Thorac Cardiovasc Surg. 2009;138(5):1139-53.
11. Jenkins KJ, Gauvreau K., Newburger JW., TL S, JH M, LI I. Consensus-based method for risk adjustment for surgery for congenital heart disease. J Thorac Cardiovasc Surg. 2002;123:110 - 8.
12. Cavalcante CT, de Souza NMG, Pinto VC Júnior, Branco KM, Pompeu RG, et al. Analysis of Surgical Mortality for Congenital Heart Defects Using RACHS-1 Risk Score in a Brazilian Single Center. Braz J Cardiovasc Surg. 2016 May-Jun;31(3):219-225
13. Gaies MG, Jeffries H.E., Niebler R.A., Pasquali S.K., Donohue J.E., Yu S, et al. Vasoactive-inotropic score is associated with outcome after infant cardiac surgery: an analysis from the Pediatric Cardiac Critical Care Consortium and Virtual PICU System Registries. Pediatr Crit Care Med. 2014;15(6):529-37.