Đánh giá kết quả của dẫn lưu dịch màng tim bằng chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm ở bệnh nhân tràn dịch màng tim sau phẫu thuật tim tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Trần Thanh Hoa1,, Nguyễn Văn Thực1, Đinh Hải Nam
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tràn dịch màng ngoài tim là biến chứng gặp tương đối phổ biến sau phẫu thuật tim trong đó có một tỉ lệ không nhỏ chèn ép tim gây rối loạn huyết động, và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.


Mục tiêu: “Đánh giá hiệu quả và an toàn của dẫn lưu dịch màng tim bằng chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm”.


Phương pháp nghiên cứu: phân tích cắt ngang, hồi cứu. Thu nhận tất cả người bệnh tràn dịch màng tim sau phẫu thuật tim tại Khoa cấp cứu và Khoa hồi sức tích cực được tiến hành chọc hút dịch màng tim từ tháng 5.2021 đến tháng 10.2022.


Kết quả: Có 46 người bệnh dược thu nhận vào nghiên cứu; tuổi trung bình là 52.04 ± 12.46 tuổi nhỏ nhất là 26, tuổi lớn nhất là 81; nhóm người bệnh với bệnh lý van tim có tỉ lệ tràn dịch màng tim cao nhất, chiếm 93.4%; người bệnh có thông liên nhĩ có tràn dịch màng tim sau phẫu thuật đều tái phát; có một tỉ lệ tái phát và cần chuyển phẫu thuật cao hơn khi dùng dụng cụ sheat + pigtail so với catheter; có 36 (78.3%) người bệnh không có tràn dịch tái phát và 10(21.7%) người bệnh có tái phát; 100% người bệnh đều sống sau dẫn lưu dịch màng ngoài tim.


Kết luận: Kết quả điều trị tràn dịch màng ngoài tim bằng chọc hút dẫn lưu dịch màng tim bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm sau phẫu thuật tim là khả quan, sử dụng catheter bước đầu cho thấy an toàn hơn so với dùng sheat + pigtail

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ikaheimo M. J., Huikuri H. V., Airaksinen K. E., et al. (1988), "Pericardial effusion after cardiac surgery: incidence, relation to the type of surgery, antithrombotic therapy, and early coronary bypass graft patency", Am Heart J, 116(1 Pt 1), pp. 97-102.
2. Becit N., Unlu Y., Ceviz M., et al. (2005), "Subxiphoid pericardiostomy in the management of pericardial effusions: case series analysis of 368 patients", Heart, 91(6), pp. 785-90.
3. Ashikhmina E. A., Schaff H. V., Sinak L. J., et al. (2010), "Pericardial effusion after cardiac surgery: risk factors, patient profiles, and contemporary management", Ann Thorac Surg, 89(1), pp. 112-118.
4. N.T.D.Hưng(2016), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và điều trị tràn dịch màng ngoài tim sau phẫu thuật tim mở”. Luận văn bác sĩ nội trú. Học viện Quân Y.
5. Lê Quang Thứu (2012), "Hội chứng Tràn dịch màng ngoài tim sau mở màng tim", Tạp chí Y Dược học - Trường đại học Y Dược Huế, 12, tr. 66-71.
6. Eryilmaz S., Emiroglu O., Eyileten Z., et al. (2006), "Effect of posterior pericardial drainage on the incidence of pericardial effusion after ascending aortic surgery", J Thorac Cardiovasc Surg, 132(1), pp. 27-31.
7. King TE, Stelzner TJ, Sahn SA.(1983) “Cardiac tamponade complicating the postpericardiotomy syndrome”. Chest1983;84:500–503.
8. Ofori-Krakye S, Tybert TI, Geha AS, Hammond GL, Cohen LS, Langou RA.(1981) “Late cardiac tamponade after open heart surgery: incidence, role of anticoagulants in its pathogenesis and its relationship to the postpericardiotomy syndrome”. Circulation1981;63:1323–1328
9. Beco G, Mambour N, V^o C, Vanhoutte L, Moniotte S, Poncelet A, et al.(2018), “Recent experience and follow-up after surgical closure of secundum atrial septal defect in 120 children”. Pediatr Cardiol. 2018;39:1440-4.
10. Heching HJ, Bacha EA, Liberman L.(2015), “Post pericardiotomy syndrome in pediatric patients following surgical closure of secundum atrial septal defects: incidence and risk factors”.Pediatr Cardiol. 2015;36:498-50
11. Elias MD, Glatz AC, O’Connor MJ, Schachtner S, Ravishankar C, Mascio CE, et al.(2017) “Prevalence and risk factors for pericardial effusions requiring readmission after pediatric cardiac surgery”. Pediatr Cardiol. 2017;38:484-94
12. Jones DA, Radford DJ, Pohlner PG.(2001), “Outcome following surgical closure of secundum atrial septal defect”.J Paediatr Child Health. 2001;37:274-7