Đánh giá hiệu quả bằng băng hút áp lực âm trên bệnh nhân có vết mổ chậm liền và nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2020 - 2021

Nguyễn Thị Thanh Bình1,, Hà Mai Hương1, Nguyễn Thị Thanh Thúy1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Phương pháp điều trị hỗ trợ vết mổ nhiễm khuẩn và chậm liền bằng chân không (Vacuum assisted closure - VAC) là một hệ thống sử dụng áp lực âm có kiểm soát để kích thích làm lành các vết. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả bằng băng hút áp lực âm trên bệnh nhân có vết mổ chậm liền và nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Tim Hà Nội năm 2020-2021 nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, kết quả chăm sóc tại chỗ thương tổn vết mổ chậm liền và vết mổ nhiễn khuẩn bằng băng hút áp lực âm.


Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 15 người bệnh có vết mổ nhiễm khuẩn và chậm liền từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 tại khoa HSTC Bệnh viện Tim Hà Nội.


Kết quả: Từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021, chúng tôi nghiên cứu tổng số 15 bệnh nhân có vết mổ chậm liền và nhiễm khuẩn được sử dụng hệ thống hút áp lực âm. Trong đó có 9 nữ (60%), 6 nam (40%), độ tuổi làm VAC trên 60 tuổi chiếm 86,7%. Mười ba bệnh nhân được đóng vết mổ sau hỗ trợ chăm sóc bằng liệu pháp VAC. Thời gian sử dụng VAC 5 -9 ngày chiếm 60%, 15-19 ngày chiếm 6,7%, thời gian sử dụng VAC trung bình 9,4 ngày


Kết luận: Phương pháp chăm sóc vết mổ chậm liền và nhiễm khuẩn bằng liệu pháp VAC là lựa chọn đáng tin cậy, an toàn cho người bệnh giúp giảm chi phí điều trị và ngày nằm viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trường Giang (2012), “ Đánh giá kết quả áp dụng liệu pháp hút chân không chăm sóc tổn thương phần mềm trong gãy xương hở”, tạp chí Y - Học Quân Sự, 4, pp. 1 - 6.
2. Nguyễn Trường Giang (2012), “ Đánh giá kết quả chăm sóc, điều trị vết thương bằng liệu pháp băng kín hút chân không”, tạp chí Y - Học Quân Sự, 3, pp. 85 - 90.
3. Phạm Đăng Nhật và cộng sự (2012), “ Kết quả bước đầu ứng dụng băng hút áp lực âm - chế độ hút chu kỳ trong điều trị vết thương phần mềm tại Bệnh Viện Trung Ương Huế, Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, Số đặc biệt, tr. 152 - 157.
4. Nguyễn Việt Tiến (2009), “Băng kín và hút chân không - Một liệu pháp mới trong điều trị vết thương”, Y dược lâm sàng 108, 1(4), tr. 97 - 101.
5. Bihariesingh V.J., Stolarczyk E.M., Karim R.B., van Kooten E.O. (2004), “Plastic solutions for orthopaedic problems”, Arch Orthop Trauma Surg, 124(2), pp. 73–76.
6. Gill N.A., Hameed A., Sajjad Y., Ahmad Z., Rafique A.M. (2011), ““Homemade” Negative Pressure Wound Therapy: Treatment of Complex Wounds Under Challenging Conditions”, Wounds, 23(4), pp. 84–92.
7. Mouës C.M., Heule F., Hovius S.E. (2011), “A review of topical negative pressure therapy in would healing : Sufficient evidence ?,Topical negative pressure therapy”, Am J Surg, 201(4),pp 544-556.
8. Rahmanian-Schwarz A., Willkomm L.M., Gonser P., Hirt B., Schaller H.E. (2012), “A noval option in negative pressure wound therapy for chronic and acute wound care”, Burns,38(4), pp. 573 – 7.
9. Webb L.X., (2002), ”New Techniques in Wound Management: Vacuum-Assisted Wound Closure”, J Am Acad Orthop Surg, 10(5), pp. 303 - 311.
10. Jacobs S., Simhaee D.A., Marsano A., Fomovsky G.M., Niedt G., Wu J.K. (2009), “Efficacy and mechanisms of vacuum-assisted closure (VAC) therapy in promoting wound healing: a rodent model”, J Plast Reconstr Aesthet Surg, 62(10), pp. 1331-8.
11. Lê Kim Trọng (2012), “Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị tại chỗ thương tổn khuyết hổng mô mềm bằng băng hút áp lực âm, Luận văn thạc sỹ y học, trang 32.