Khảo sát đặc điểm điện tâm đồ và điện sinh lý tim của ngoại tâm thu thất tiên phát khởi phát từ đường ra thất phải

Nguyễn Xuân Tuấn1, , Nguyễn Thế Nam Huy1, Phan Thành Nam1, Nguyen Sinh Huy2
1 Bệnh viện Tim Hà Nội
2 Bệnh viện Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngoại tâm thu thất (NTTT) là rối loạn nhịp rất phổ biến trên lâm sàng. NTTT có thể gây ra nhiều triệu chứng làm giảm chất lượng cuộc sống như: hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, mệt mỏi, bỏ nhịp hay hụt hẫng… Bên cạnh đó, NTTT có thể tạo ra cơn nhịp nhanh thất gây rối loạn huyết động đe dọa tính mạng bệnh nhân.


Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm điện tâm đồ bề mặt và đặc điểm điện sinh lý ngoại tâm thu ở bệnh nhân có ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra thất phải.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 145 bệnh nhân NTTT khởi phát đường ra thất phải.


Kết quả nghiên cứu: Bệnh nhân có dạng sóng R ở D2, D3, aVF và sóng S ưu thế ở aVR, aVL; chuyển tiếp từ V3-V5 trong đó chuyển tiếp ở V4 chiểm tỷ lệ cao nhất 60,7%. Thời gian QRS trung bình là 136,3 ± 14,4 ms, gần như tất cả NTTT đều có chỉ số thời gian R < 0,5 và chỉ số biên độ R < 0,3. Có 48,3% bệnh nhân chỉ có thành phần âm ở chuyển đạo D1; 40% NTT/T có móc ở D2, D3, aVF. Về đặc điểm thăm dò điện sinh lý, đối với vị trí khởi phát NTTT, đa số trong nghiên cứu khởi phát từ thành trước của ĐRTP với 64,8%; theo vị trí cao – thấp, chủ yếu là vùng thấp với 66,9%; theo vị trí vách – bên, chủ yếu là vùng vách với 72,4%. Đa số bệnh nhân có ngoại tâm thu thất xuất phát từ vùng Thấp – trước – vách của đường ra thất phải với 36,6%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Hạnh (2010). Nghiên cứu ứng dụng điện sinh học tim để chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp thất bằng năng lượng sóng có tần số radio. Học viện Quân Y. Số Luận án tiến sĩ Y học.
2. Phạm Trường Sơn (2020). Vai trò điện tim bề mặt trong đánh giá vị trí ngoại tâm thu thất nguyên phát xuất phát từ đường ra thất phải. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108. Số 15.(5), Tr.1–7
3. Trương Quang Khanh (2013). Nghiên cứu kết quả điều trị nhịp nhanh thất nguyên phát bằng năng lượng sóng tần số Radio qua Catheter. Đại học Y Hà Nội. Số Luận Án Tiến sĩ Y học.
4. Vũ Mạnh Tân (2017). Nghiên cứu điện tâm đồ bề mặt để định hướng vị trí khởi phát của ngoại tâm thu thất/ nhịp nhan thất ở đường ra thất phải. Tạp chí Y học Việt Nam. Số 460.(11), Tr.273–8
5. Anderson RD, Kumar S, Parameswaran R, Wong G, Voskoboinik A, Sugumar H, et al. (2019). Differentiating Right- and Left-Sided Outflow Tract Ventricular Arrhythmias: Classical ECG Signatures and Prediction Algorithms. Circ Arrhythm Electrophysiol. Số 12.(6), Tr.e007392
6. Anderson RD, Kumar S, Parameswaran R, Wong G, Voskoboinik A, Sugumar H, et al. (2019). Differentiating Right- and Left-Sided Outflow Tract Ventricular Arrhythmias: Classical ECG Signatures and Prediction Algorithms. Circ Arrhythm Electrophysiol. Số 12.(6), Tr.e007392
7. Simpson RJ, Cascio WE, Schreiner PJ, Crow RS, Rautaharju PM, Heiss G (2002). Prevalence of premature ventricular contractions in a population of African American and white men and women: the Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) study. Am Heart J. Số 143.(3), Tr.535–40
8. Cheng Z, Cheng K, Deng H, Chen T, Gao P, Zhu K, et al. (2013). The R-wave deflection interval in lead V3 combining with R-wave amplitude index in lead V1: a new surface ECG algorithm for distinguishing left from right ventricular outflow tract tachycardia origin in patients with transitional lead at V3. Int J Cardiol. Số 168.(2), Tr.1342–8
9. Farzam K, Richards JR (2023). Premature Ventricular Contraction. StatPearls. StatPearls Publishing, Treasure Island (FL).
10. Lian-Pin W, Yue-Chun L, Jing-Lin Z, Cheng Z, Jun-Hua C, Jun H, et al. (2013). Catheter ablation of idiopathic premature ventricular contractions and ventricular tachycardias originating from right ventricular septum. PLoS One. Số 8.(6), Tr.e67038.