Đặc điểm nhịp và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân hội chứng vành cấp được phẫu thuật cầu nối chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Ngọ Văn Thanh1,, Nguyễn Sinh Hiền1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rối loạn nhịp tim thường gặp trong hội chứng mạch vành cấp và sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Mặc dù hầu hết các rối loạn nhịp tim là thoáng qua và diễn biến lành tính, nhưng các rối loạn nhịp này có thể là nguyên nhân đáng kể gây bệnh tật và tử vong. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm thiết lập mô hình thay đổi theo thời gian về tỉ lệ mắc, đặc điểm của các rối loạn nhịp tim ở đối tượng bệnh nhân bị hội chứng vành cấp được phẫu thuật cầu nối chủ vành.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, 52 bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp được đánh giá nhịp bằng Holter điện tim 24 giờ tại các thời điểm trước phẫu thuật, 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật từ tháng 6/2016 đến Tháng 8 năm 2018 tại Bệnh viện Tim Hà Nội.


Kết quả: Sau phẫu thuật rung nhĩ mới xuất hiện tại thời điểm 7 ngày là 17.3%, sau 3 và 6 tháng là 10 – 18.4%. Tỉ lệ ngoại tâm thu thất trước phẫu thuật là 8.67%, giảm sau phẫu thuật 7 ngày, 3 tháng và thấp nhất sau 6 tháng (5.98%; 2.18% và 1%). Tim nhanh thất ngắn sau phẫu thuật 7 ngày cao nhất (11.8%), tiếp đến là giai đoạn trước phẫu thuật (3.8%), giảm sau 3 tháng (2%) và hết sau 6 tháng. Rối loạn nhịp thất phức tạp như đa ổ, nhịp đôi nhịp 3, cơn tim nhanh thất (độ 3 đến độ 4b) trước mổ 44.2%, tăng lên 7 ngày sau mổ 51.9%, giảm sau 3 - 6 tháng (28 - 20%).


Kết luận: Tình trạng thiếu máu cơ tim và phẫu thuật cầu nối chủ vành có ảnh hưởng đến nhịp và rối loạn nhịp tim. Rung nhĩ mới xuất hiện sau phẫu thuật tăng theo thời gian.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Moazzami Kasra, Dolmatova Elena, Maher James et al (2017). "In-Hospital Outcomes and Complications of Coronary Artery Bypass Grafting in the United States Between 2008 and 2012", J Cardiothorac Vasc Anesth, 31(1): pp. 19-25.
2. Elisabeth M.J.P, Ameeta Y.P.K, Charles K.E.B. et al (2017). "Early ventricular tachyarrhythmias after coronary artery bypass grafting surgery: Is it a real burden?", Journal of Cardiology, 70: pp. 263-70.
3. Vũ Trí Thành (2014). "Đánh giá hiệu quả mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành", Luận án tiến sỹ Y học - Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. Abdel-Salam Z and Nammas W (2017). Incidence and predictors of atrial fibrillation after coronary artery bypass surgery: detection by event loop recorder monitoring from a contemporary multicentre cohort. Acta Cardiol. 72(3): p. 311-317.
5. Schulman S., Cybulsky I., and Delaney J. (2015). Anticoagulation for stroke prevention in new atrial fibrillation after coronary artery bypass graft surgery. Thromb Res. 135(5): p. 841-5
6. Nguyễn Anh Dũng (2015). Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cầu nối động mạch vành không tuần hoàn ngoài cơ thể. Luận án tiến sỹ Y học - Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
7. Memetoglu M. E., Kehlibar T., Yilmaz M. et al (2015). Serum uric acid level predicts new-onset atrial fibrillation after coronary artery bypass graft operation. Eur Rev Med Pharmacol Sci. 19(5): p. 784-9.
8. Tatsuishi W., Adachi H., Murata M. et al (2015). Postoperative hyperglycemia and atrial fibrillation after coronary artery bypass graft surgery. Circ J. 79(1): p. 112-8.
9. Sadr-Ameli M. A., Alizadeh A., Ghasemi V. et al (2013). Ventricular tachyarrhythmia after coronary bypass surgery: incidence and outcome. Asian Cardiovasc Thorac Ann. 21(5): p. 551-7