Giá trị của điện tâm đồ 12 chuyển đạo trong dự đoán cơ chế cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất đều có phức bộ QRS hẹp

Nguyễn Sinh Huy1, Nguyễn Thế Nam Huy2, Nguyễn Văn Dần2, Nguyễn Xuân Tuấn2,
1 Đại học Nam Cần Thơ
2 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) gặp phổ biến nhất trên lâm sàng, ảnh hưởng đến huyết động và gây ra các triệu chứng hồi hộp, khó thở cho bệnh nhân. Trong các cơ chế gây nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất (AVNRT), nhịp nhanh do vòng vào lại nhĩ thất (AVRT) và nhịp nhanh nhĩ (AT) thường gặp nhất khó chẩn đoán phân biệt với nhau nhất. Điện tâm đồ có thể sử dụng để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt các cơn nhịp nhanh này với nhau.


Mục tiêu: nhằm đánh giá khả năng dự đoán cơ chế cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất đều, phức bộ QRS hẹp của điện tâm đồ 12 chuyển đạo.


Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 92 bệnh nhân NNKPTT.


Kết quả: Tỷ lệ các loại cơn NNKPTT trong nghiên cứu là: cơn AVNRT chiếm 69,6%; cơn AVRT chiếm 27,2%; cơn AT chiếm 3,4%. Trong phân tích hồi quy đơn biến, những tiêu chuẩn điện tâm đồ có KTC 95% của OR không chứa giá trị 1 là: Sóng P’ rõ, giả sóng r’ ở V1, thay đổi đoạn ST-T, luân phiên điện học, giả sóng r ở aVR. Trong mô hình hồi quy đa biến, các yếu tố dự đoán độc lập AVNRT với AVRT là sóng P’ rõ và thay đổi đoạn ST–T.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lương Kỷ TTM (2009). Giá trị điện tâm đồ bề mặt trong chẩn đoán cơ chế cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất đều phức bộ QRS hẹp. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Số 14.(4), Tr.210–6
2. MMM ZIM, MD JMM, MD DPZ (2018). Clinical Arrhythmology and Electrophysiology: A Companion to Braunwald’s Heart Disease. 3rd edition. Elsevier, Philadelphia, MO.
3. MD GSW, PhD DGSM (2013). Marriott’s Practical Electrocardiography. Twelfth edition. LWW
4. Page RL, Joglar JA, Caldwell MA, Calkins H, Conti JB, Deal BJ, et al. (2016). 2015 ACC/AHA/HRS Guideline for the Management of Adult Patients With Supraventricular Tachycardia: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society. Circulation. Số 133.(14), Tr.e471-505
5. Holmqvist F, Kesek M, Englund A, Blomström-Lundqvist C, Karlsson LO, Kennebäck G, et al. (2019). A decade of catheter ablation of cardiac arrhythmias in Sweden: ablation practices and outcomes. Eur Heart J. Số 40.(10), Tr.820–30
6. Blomström-Lundqvist C, Scheinman MM, Aliot EM, Alpert JS, Calkins H, Camm AJ, et al. (2003). ACC/AHA/ESC guidelines for the management of patients with supraventricular arrhythmias--executive summary. a report of the American college of cardiology/American heart association task force on practice guidelines and the European society of cardiology committee for practice guidelines (writing committee to develop guidelines for the management of patients with supraventricular arrhythmias) developed in collaboration with NASPE-Heart Rhythm Society. J Am Coll Cardiol. Số 42.(8), Tr.1493–531
7. Brugada J, Katritsis DG, Arbelo E, Arribas F, Bax JJ, Blomström-Lundqvist C, et al. (2020). 2019 ESC Guidelines for the management of patients with supraventricular tachycardiaThe Task Force for the management of patients with supraventricular tachycardia of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J. Số 41.(5), Tr.655–720
8. Erdinler I, Okmen E, Oguz E, Akyol A, Gurkan K, Ulufer T (2002). Differentiation of narrow QRS complex tachycardia types using the 12-lead electrocardiogram. Ann Noninvasive Electrocardiol. Số 7.(2), Tr.120–6
9. González-Torrecilla E, Almendral J, Arenal A, Atienza F, del Castillo S, Fernández-Avilés F (2008). Independent predictive accuracy of classical electrocardiographic criteria in the diagnosis of paroxysmal atrioventricular reciprocating tachycardias in patients without pre-excitation. Europace. Số 10.(5), Tr.624–8
10. Haghjoo M, Bahramali E, Sharifkazemi M, Shahrzad S, Peighambari M (2012). Value of the aVR lead in differential diagnosis of atrioventricular nodal reentrant tachycardia. Europace. Số 14.(11), Tr.1624–8
11. Kalbfleisch SJ, el-Atassi R, Calkins H, Langberg JJ, Morady F (1993). Differentiation of paroxysmal narrow QRS complex tachycardias using the 12-lead electrocardiogram. J Am Coll Cardiol. Số 21.(1), Tr.85–9
12. Letsas KP, Weber R, Siklody CH, Mihas CC, Stockinger J, Blum T, et al. (2010). Electrocardiographic differentiation of common type atrioventricular nodal reentrant tachycardia from atrioventricular reciprocating tachycardia via a concealed accessory pathway. Acta Cardiol. Số 65.(2), Tr.171–6.
13. Porter MJ, Morton JB, Denman R, Lin AC, Tierney S, Santucci PA, et al. (2004). Influence of age and gender on the mechanism of supraventricular tachycardia. Heart Rhythm. Số 1.(4), Tr.393–6.
14. Tai CT, Chen SA, Chiang CE, Lee SH, Wen ZC, Chiou CW, et al. (1997). A new electrocardiographic algorithm using retrograde P waves for differentiating atrioventricular node reentrant tachycardia from atrioventricular reciprocating tachycardia mediated by concealed accessory pathway. J Am Coll Cardiol. Số 29.(2), Tr.394–402.
15. Baltazar RF (2009). Basic and Bedside Electrocardiography. Lippincott Williams & Wilkins.