Báo cáo loạt ca bệnh lâm sàng kết quả can thiệp nong van động mạch phổi trên nhóm bệnh nhân đảo gốc động mạch có sửa chữa kèm thông liên thất và hẹp động mạch phổi tại Bệnh viện tim Hà Nội

Nguyễn Quốc Hùng1,, Nguyễn Toàn Thắng1, Hoàng Văn1, Nguyễn Công Hà1, Trần Đắc Long1, Trần Công Thành1, Nguyễn Sinh Hiền1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Báo cáo kết quả ngắn hạn sau can thiệp nong van động mạch phổi với các bệnh nhân đảo gốc động mạch có sửa chữa kèm thông liên thất và hẹp động mạch phổi (ccTGA- VSD- PS) được lựa chọn phù hợp.


Phương pháp: Từ tháng 05/2022 đến 06/2023 có 4 bệnh nhân được chẩn đoán ccTGA- VSD- PS với hẹp nặng van động mạch phổi được tiến hành nong van động mạch phổi bằng bóng qua da tại bệnh viện Tim Hà Nội. Các chỉ số trước, trong, sau can thiệp và quá trình theo dõi định kỳ được ghi nhận và báo cáo.


Kết quả: Cả 4 bệnh nhân sau can thiệp thành công không có biến chứng, các chỉ số cải thiện so với trước can thiệp bao gồm: Qp/Qs tăng, bão hòa oxy máu ngoại vi tăng, giảm tình trạng cô đặc máu, khả năng hoạt động chức năng được cải thiện. Quá trình theo dõi ghi nhận có 1 trường hợp tái hẹp động mạch phổi mức độ nặng và tím tăng dần, khả năng sẽ tái can thiệp hoặc phẫu thuật giai đoạn 2.


Kết luận: Can thiệp nong van động mạch phổi là 1 lựa chọn điều trị an toàn và đạt hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng tím và khả năng hoạt động thể lực với các bệnh nhân ccTGS- VSD- PS giai đoạn muộn. Tuy nhiên về các kết quả dài hạn và tính giá trị của chỉ định can thiệp nong van động mạch phổi khi so với phương pháp phẫu thuật kinh điển trên nhóm các bệnh nhân ccTGA còn hạn chế và cần có các nghiên cứu với cỡ mẫu vầ thời gian lớn hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.Shelby Kutty, David A Danford, Gerhard-Paul Diller, et al. Contemporary management and outcomes in congenitally corrected transposition of the great arteries. Hearts. 2018; 0: 1–8.
2. William J. Brawn, Timothy J.J. Jones, Robert H. Anderson. Congenitally corrected transposition. Pediatric Cardiology, 3rd edition. 2010; 39: 819- 835.
3.J S Kan, R I White Jr, S E Mitchell, et al. Percutaneous balloon valvuloplasty: a new method for treating congenital pulmonary-valve stenosis. New England Journal Medicine. 1982 Aug; 26(9):540-542.
4. P. Symsundar Rao. Transcatheter Management of Cyanotic Congenital Heart Defects: A Review. Clinical Cardiol. Vol. 15. 1992, 15: 483-496.
5. O Stumper, J F Piechaud, P Bonhoeffer, et al. Pulmonary balloon valvuloplasty in the palliation of complex cyanotic congenital heart disease. Heart. 1996; 76: 363-366.
6. Sachin Talwar, Ashwani Bansal, Shiv Kumar, et al. Results of Fontan operation in patients with congenitally corrected transposition of great arteries. Interactive CardioVascular and Thoracic Surgery. 2016, 22: 188–193.
7. Xiaomin He, Bozhong Shi, Zhiying Song, et al. Congenitally Corrected Transposition of the Great Arteries: Mid-term Outcomes of Different Surgical Strategies. Frontier in Pediatrics. 2022, 9: 791475.
8. Karen K. Stout, Curt J. Daniels, Jamil A. Aboulhosn. 2018 AHA/ACC Guideline for the Management of Adults With Congenital Heart Disease: Executive Summary. Circulation. 2019; 139: e637–e697.
9. Helmut Baumgartner, Julie De Backer, Sonya V. Babu-Narayan, et al. 2020 ESC Guidelines for the management of adult congenital heart disease. European Heart Journal. 2021; 42: 563-645.