Nghiên cứu chỉ số sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân phẫu thuật van hai lá tại Bệnh viện Tim Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc đánh giá chức năng thất trái ở những bệnh nhân bệnh lý van hai lá nặng là rất quan trọng bởi nó liên quan đến thời điểm chỉ định phẫu thuật của người bệnh và theo dõi sau phẫu thuật. Siêu âm đánh dấu mô cơ tim cung cấp thông tin bổ sung về chức năng thất trái so với các thông số siêu âm tim thường quy và có thể giúp bác sĩ đánh giá, phân tầng nguy cơ và tối ưu hóa thời gian phẫu thuật cho bệnh nhân cũng như tiên lượng sau phẫu thuật . Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ số sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân phẫu thuật van van hai lá tại bệnh viện Tim Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc ít nhất 3 tháng trên 35 bệnh nhân được phẫu thuật van hai lá tại bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2019. Kết quả: Sức căng dọc cơ tim thất trái sau phẫu thuật giảm so với trước phẫu thuật (-19,85 ± 2,24 so với -16,54 ± 3,01; p < 0,001). Sức căng dọc cơ tim thất trái cũng giảm nhiều hơn ở nhóm có EF sau mổ giảm ≥ 10% so với nhóm sau mổ EF giảm < 10% (-17,73 ± 2,71 so với -15,28 ± 2,85; p < 0,05). Sức căng cơ tim toàn bộ theo trục dọc (GLS avg) sau phẫu thuật tương quan tuyến tính với phân suất co cơ thất trái FS sau phẫu thuật (r = -0,508; p < 0,005), với phân suất tống máu thất trái EF sau phẫu thuật (r = - 0,402; p < 0,05), với phân suất tống máu EF biplane sau phẫu thuật với (r = - 0,768; p < 0,001) và sức căng dọc thất trái sau phẫu thuật có tương quan tuyến tính với mức độ thay đổi EF sau PT ≥ 10% (r = 0,601; p < 0,001). Kết luận: Chỉ số sức căng dọc cơ tim thất trái có ý nghĩa trong việc đánh giá sự suy giảm chức năng tâm thu thất trái ở những bệnh nhân phẫu thuật van hai lá.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chỉ số sức căng dọc thất trái, siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Chí Hiếu (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau phẫu thuật điều trị sa van hai lá, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
3. Bishay E.S., McCarthy P.M., Cosgrove D.M. và cộng sự (2000). Mitral valve surgery in patients with severe left ventricular dysfunction. Eur J Cardiothorac Surg, 17(3), 213–221.
4. Tribouilloy C., Rusinaru D., Szymanski C. và cộng sự (2011). Predicting left ventricular dysfunction after valve repair for mitral regurgitation due to leaflet prolapse: additive value of left ventricular end-systolic dimension to ejection fraction. Eur J Echocardiogr, 12(9), 702–710.
5. Candan O., Hatipoglu Akpinar S., Dogan C. và cộng sự (2017). Twist deformation for predicting postoperative left ventricular function in patients with mitral regurgitation: A speckle tracking echocardiography study. Echocardiography, 34(3), 422–428.
6. Florescu M., Benea D.C.C.M., Rimbas R.C. và cộng sự (2012). Myocardial Systolic Velocities and Deformation Assessed by Speckle Tracking for Early Detection of Left Ventricular Dysfunction in Asymptomatic Patients with Severe Primary Mitral Regurgitation: Myocardial Deformation in Severe Mitral Regurgitation. Echocardiography, 29(3), 326–333.