Kết quả trung hạn phẫu thuật chuyển vị động mạch điều trị bất thường Taussig - Bing tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Nguyễn Tuấn Mai, Nguyễn Hữu Ước, Doãn Vương Anh, Nguyễn Lý Thịnh Trường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả trung hạn phẫu thuật chuyển vị động mạch cho các bệnh nhân mắc bất thường Taussig-Bing tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương.


Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bất thường Taussig-Bing và được phẫu thuật chuyển vị động mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 10 năm 2021.


Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có tổng số 99 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi phẫu thuật trung vị là 55 ngày (IQR, 109-26 ngày), cân nặng trung vị khi phẫu thuật là: 3,7kg (IQR, 4,45-3,2kg), với tỷ lệ nam/nữ: 3,7/1. Có 13 (13,1%) bệnh nhân tử vong sớm tại bệnh viện và 2 (2,1%) bệnh nhân tử vong muộn. Qua phân tích mô hình hồi quy đa biến Cox thấy bệnh nhân phải cặp lại động mạch chủ lần 2 là yếu tố nguy cơ tử vong (HR 4,42, 95% CI, 1,18–16,54; p = 0,028). Có 15 (15,2%) bệnh nhân mổ lại do nguyên nhân tim mạch trong thời gian theo dõi sau mổ và chỉ có 4 bệnh nhân mổ lại do hẹp đường ra thất phải.


Kết luận: Kết quả phẫu thuật chuyển vị động mạch điều trị bệnh bất thường Taussig-Bing tại Bệnh viện Nhi Trung ương là khả quan và cần được tiếp tục theo dõi lâu dài để có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh lý này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Konstantinov IE. Taussig-Bing anomaly: from original description to the current era. Tex Heart Inst J.2009;36(6), 580-585
2. Walters HL, Mavroudis C, Tchervenkov CI, Jacobs JP, Lacour-Gayet F, Jacobs ML. Congenital Heart Surgery Nomenclature and Database Project: double outlet right ventricle. The Annals of Thoracic Surgery. 2000;69(3):249-263. doi:10.1016/S0003-4975(99)01247-3
3. Wetter J, Sinzobahamvya N, Blaschczok HC, et al. Results of arterial switch operation for primary total correction of the Taussig-Bing anomaly. The Annals of Thoracic Surgery. 2004;77(1):41-46. doi:10. 1016/S0003-4975(03)01134-2
4. Alsoufi B, Cai S, Williams WG, et al. Improved results with single-stage total correction of Taussig–Bing anomaly☆. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 2008;33(2):244-250. doi:10.1016/ j.ejcts.2007.11.017
5. Luo K, Zheng J, Wang S, et al. Single-Stage Correction for Taussig–Bing Anomaly Associated With Aortic Arch Obstruction. Pediatr Cardiol. 2017;38(8):1548-1555. doi:10.1007/s00246-017-1694-6
6. Fuchigami T, Nishioka M, Shimabukuro A, Takefuta K, Nagata N. Arterial switch operation for Taussig-Bing anomaly with aortic arch obstruction. Asian Cardiovasc Thorac Ann. 2021;29(3):179-185. doi:10. 1177/0218492320966444
7. Vergnat M, Baruteau AE, Houyel L, et al. Late outcomes after arterial switch operation for Taussig-Bing anomaly. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2015;149(4):1124-1132. doi:10. 1016/ j.jtcvs.2014.10.082
8. Soszyn N, Fricke TA, Wheaton GR, et al. Outcomes of the Arterial Switch Operation in Patients With Taussig-Bing Anomaly. The Annals of Thoracic Surgery. 2011; 92(2):673-679. doi:10.1016/ j.athoracsur. 2011.04.032
9. Sinzobahamvya N, Blaschczok HC, Asfour B, et al. Right ventricular outflow tract obstruction after arterial switch operation for the Taussig–Bing heart☆. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 2007;31(5):873-878. doi:10.1016/ j.ejcts. 2007.02.004
10. Griselli M, McGuirk SP, Ko CS, Clarke AJB, Barron DJ, Brawn WJ. Arterial switch operation in patients with Taussig–Bing anomaly — influence of staged repair and coronary anatomy on outcome☆. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 2007;31(2):229-235. doi:10.1016/j.ejcts.2006.11.034
11. Comas J, Mignosa C, Cochrane A, Wilkinson J, Karl T. Taussig-Bing anomaly and arterial switch: aortic arch obstruction does not influence outcome. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 1996;10(12):1114-1119. doi:10.1016/S1010-7940(96)80359-9
12. Bhan A, Gupta M, Abraham S, Juneja R, Saxena A, Kothari SS. Single-Stage Repair of Interrupted Aortic Arch and Taussig–Bing Anomaly. Pediatr Cardiol. 2006; 27(5):643-645. doi:10.1007/s00246-005-1204-0
13. Huber C, Mimic B, Oswal N, et al. Outcomes and re-interventions after one-stage repair of transposition of great arteries and aortic arch obstruction. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 2011;39(2):213-220. doi:10.1016/ j.ejcts.2010.05.009