Đối chiếu kết quả khảo sát vòng van ba lá trên siêu âm tim 2D/3D qua thành ngực, qua thực quản với chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân hở van ba lá nhiều

Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Thu Thủy, Phạm Mạnh Hùng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hở van ba lá nhiều là một tình trạng bệnh lý nặng, là yếu tố dự báo độc lập tiên lượng tử vong. Đánh giá hình ảnh học của van ba lá luôn là vấn đề thách thức đối với các nhà hình ảnh học và lâm sàng để thu được kết quả chính xác về giải phẫu van, các đường kính vòng van, chu vi và diện tích vòng van từ đó giúp các phẫu thuật viên, các nhà can thiệp lựa chọn chiến lược và kích cỡ dụng cụ trong can thiệp và phẫu thuật.


Mục tiêu: Đối chiếu kết quả khảo sát vòng van ba lá trên siêu âm tim 2D/3D qua thành ngực, qua thực quản với chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân hở van ba lá nhiều.


Đối tượng và phương pháp: Các bệnh nhân được chẩn đoán có hở van ba lá mức độ nhiều theo khuyến cáo của Hội Siêu Âm Tim Hoa Kỳ, có kèm hoặc không các tổn thương van tim khác tại Viện Tim Mạch - Bệnh Viện Bạch Mai được chụp cắt lớp vi tính 256 dãy động mạch vành trước phẫu thuật và có hiển thị hình ảnh van ba lá rõ ràng được đưa vào nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân đều được siêu âm tim qua thành ngực 2D/3D và siêu âm tim qua thực quản 3D chụp cắt lớp vi tính 256 dãy khảo sát các thông số đánh giá đường kính trục chính, đường kính trục phụ, chu vi, diện tích vòng van ba lá. 


Kết quả: Từ tháng 08/2019 đến tháng 09/2020, 40 bệnh nhân (tuổi 54,9 ± 16,9, tần số tim 84,6 ± 12,5 chu kỳ/phút, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tương ứng là 109,9 ± 20,5 và 70,0 ± 8,3 mmHg, nữ chiếm 57,5%, nam chiếm 42,5%) được đưa vào nghiên cứu. Đường kính vòng van ba lá đo trên siêu âm tim qua thành ngực 2D nhỏ hơn khi đo trên chụp cắt lớp vi tính ở cả mặt cắt 4 buồng và mặt cắt trục ngắn (40,5 ± 7,2 mm so với 43,3 ± 13,5 mm, và 32,6 ± 7,4mm so với 38,0 ± 12,4mm, p < 0,05). Đường kính vòng van ba lá trên mặt cắt 4 buồng (trục chính) đo trên siêu âm tim qua thành ngực 3D và siêu âm tim qua thực quản 3D lần lượt là 42,8 ± 7,1 mm và 43,6 ± 7,4mm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các đường kính đo trên chụp cắt lớp vi tính 256 dãy là 43,3 ± 13,5 mm, p > 0,05. [1]Đường kính trục ngắn (trục phụ) đo trên siêu âm tim qua thành ngực 3D và siêu âm tim qua thực quản 3D lần lượt là 35,7 ± 6,1 mm và 39,1 ± 7,6 mm, và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với đường kính đo trên chụp cắt lớp vi tính là 38,0 ± 12,4 mm, p > 0,05. Có mối tương quan tuyến tính thuận chặt chẽ giữa chu vi vòng VBL đo trên siêu âm tim qua thành ngực 3D và siêu âm tim qua thực quản 3D với đo trên chụp cắt lớp vi tính, tương ứng r = 0,62, p < 0,05 và r = 0,54, p < 0,05. Có mối tương quan tuyến tính thuận rất chặt chẽ giữa diện tích vòng van ba lá đo trên siêu âm tim qua thành ngực 3D và siêu âm tim qua thực quản 3D với đo trên chụp cắt lớp vi tính, tương ứng r = 0,87, p < 0,05 và r = 0,89, p < 0,05.


Kết luận: Kích thước vòng van ba lá đo trên siêu âm tim qua thành ngực 3D và siêu âm tim qua thực quản 3D có tương quan chặt chẽ với kích thước vòng van ba lá đánh giá trên chụp cắt lớp vi tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nath J, Foster E, Heidenreich PA. Impact of tricuspid regurgitation on long-term survival. Journal of the American College of Cardiology. Feb 4 2004;43(3):405-9.
2. Topilsky Y, Nkomo VT, Vatury O, et al. Clinical outcome of isolated tricuspid regurgitation. JACC Cardiovascular Imaging. Dec 2014;7(12): 1185-94.
3. Hồ Huỳnh Quang Trí. Tiến triển của hở van ba lá nặng sau phẫu thuật van hai lá ở người bệnh van tim hậu thấp. Chuyên đề Tim mạch học. 2010;(4)
4. Otto C, Rick A. Nishimura RA, Bonow RO, Carabello BA, Toly C, et al. 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation. Volume 143, Issue 5, 2 February 2021; pages e72-e227
5. Nguyễn Thị Thu Hoài. Siêu âm tim 3D trong thực hành lâm sàng. Sách chuyên khảo. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội-2023.
6. Praz F, Khalique OK, Dos Reis Macedo LG, et al. Comparison between Three- Dimensional Echocardiography and Computed Tomography for Comprehensive Tricuspid Annulus and Valve Assessment in Severe Tricuspid Regurgitation: Implications for Tricuspid Regurgitation Grading and Transcatheter Therapies. Journal of the American Society of Echocardiography: official publication of the American Society of Echocardiography. 2018;31(11):1190-1202 e3.
7. Hahn RT, Abraham T, Adams MS, et al. Guidelines for performing a comprehensive transesophageal echocardiographic examination: recommendations from the American Society of Echocardiography and the Society of Cardiovascular Anesthesiologists. Anesthesia and analgesia. 2014;118(1):21-68.
8. Zoghbi WA, Adams D, Bonow RO, et al. Recommendations for noninvasiveevaluation of native valvular regurgitation: a report from the American Society of Echocardiography developed in collaboration with the Society for Cardiovascular Magnetic Resonance. Journal of the American Society of Echocardiography. 2017;30(4):303-371.
9. Lang RM, Badano LP, Tsang W, et al. EAE/ASE recommendations for image acquisition and display using three-dimensional echocardiography. European Heart Journal–Cardiovascular Imaging. 2012; 13(1):1-46.
10. Hahn RT. State-of-the-Art Review of Echocardiographic Imaging in the Evaluation and Treatment of Functional Tricuspid Regurgitation. Circulation Cardiovascular imaging. 2016;9(12)
11. Pappalardo OA, Votta E, Selmi M, Luciani GB, Redaelli A, Delgado V, Bax JJ, Ajmone Marsan N. 4D MDCT in the assessment of the tricuspid valve and its spatial relationship with the right coronary artery: A customized tool based on computed tomography for the planning of percutaneous procedures. J Cardiovasc Comput Tomogr. 2020;14(6):520-523.
12. Volpato V, Lang RM, Yamat M, et al. Echocardiographic Assessment of the Tricuspid Annulus: The Effects of the Third Dimension and Measurement Methodology. Journal of the American Society of Echocardiography: Official publication of the American Society of Echocardiography. Feb 2019;32(2):238-247.