Kết quả ngắn hạn phẫu thuật xâm lấn tối thiểu sửa chữa triệt để tứ chứng fallot qua đường ngực bên dưới hố nách phải

Dương Quốc Tường1,, Trần Bửu Linh, Chiêm Hoàng Duy, Nguyễn Kinh Bang
1 BV Nhi Đồng Thành Phố

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Gần đây một vài tác giả đã báo cáo một số nghiên cứu về phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị tứ chứng Fallot bằng những cách tiếp cận sáng tạo và đạt các kết quả khả quan. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị tật tim này bằng một phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn mới qua đường mở ngực bên dưới hố nách phải.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 45 bệnh nhân TOF được phẫu thuật tại BV Nhi Đồng Thành Phố trong thời gian từ tháng 06/2020 đến tháng 06/2023.


Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 9,4 ± 6,6 tháng, cân nặng trung bình 7,4 ± 1,7 kg, tỉ lệ nam/nữ là 2,2/1. Kích thước vòng van động mạch phổi trung bình 9,58 ± 1,53 mm (-0,47 ± 1,04 Zscore). Tất cả bệnh nhân được thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể trung tâm. Không trường hợp nào tử vong hoặc phải chuyển mổ đường giữa. Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể là 188,7 ± 50,6 phút, kẹp động mạch chủ là 124,6 ± 35,8 phút. Trong thời gian theo dõi 1-30 tháng, 11,1% BN có hẹp phổi trung bình, không ghi nhận hẹp phổi nặng, không thông liên thất tồn lưu, không hở 3 lá trung bình-nặng. Không ghi nhận BN có triệu chứng suy tim. Không trường hợp nào phẫu thuật lại. Không ghi nhận các biến dạng thành ngực, cột sống hay xương bả vai.


Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn qua đường mở ngực bên dưới hố nách phải an toàn và hiệu quả trong điều trị tứ chứng Fallot và có thể là một điều trị tiêu chuẩn mới cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bang N. K., Âu N. H., Thiện N. Q., et al. (2018), "Đánh giá kết quả ngắn hạn phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot tuổi nhũ nhi", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 22 (1), pp. 360-366.
2. Duy C. H., Linh T. B., Tường D. Q., Bang N. K., et al. (2023), "Phẫu thuật đường dọc dưới hố nách phải: an toàn và hiệu quả trong điều trị các bệnh tim bẩm sinh", Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 41, pp. 29-36.
3. Thiện Đ. T., Anh T. Đ., Lê Ngọc T., et al. (2021), "Kết quả phẫu thuật tim hở ít xâm lấn vá thông liên thất qua đường ngực phải ở trẻ em tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E", Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 34, pp. 79-87.
4. Trường N. L. T., Nam N. T. (2023), "Kết quả ngắn hạn phẫu thuật ít xâm lấn qua đường dọc giữa nách bên phải điều trị bệnh thông liên thất dưới hai van động mạch tại bệnh viện nhi trung ương", Tạp Chí Y học Việt Nam, 522 (1).
5. Vũ T. T. J. T. c. Y. h. V. N. (2021), "Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa chữa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ em dưới 12 tháng tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Việt Nam, 504 (1).
6. An K., Li S., Yan J., et al. (2022), "Minimal Right Vertical Infra-Axillary Incision for Repair of Congenital Heart Defects", Ann Thorac Surg, 113 (3), pp. 896-902.
7. Dieberg G., Smart N. A., King N. (2016), "Minimally invasive cardiac surgery: A systematic review and meta-analysis", Int J Cardiol, 223, pp. 554-560.
8. Ding C., Wang C., Dong A., et al. (2012), "Anterolateral minithoracotomy versus median sternotomy for the treatment of congenital heart defects: a meta-analysis and systematic review", J Cardiothorac Surg, 7, pp. 43.
9. Garg P., Bishnoi A. K., Patel K., et al. (2017), "Transverse Split Sternotomy: A Mini-Invasive Approach for Repair of Congenital Cardiac Defects", Innovations (Phila), 12 (4), pp. 275-281.
10. Keyl C., Staier K., Pingpoh C., et al. (2015), "Unilateral pulmonary oedema after minimally invasive cardiac surgery via right anterolateral minithoracotomy", Eur J Cardiothorac Surg, 47 (6), pp. 1097-102.
11. Kouchoukos N. T., Blackstone E. H., Hanley F. L., et al. (2012), "Ventricular Septal Defect with Pulmonary Stenosis or Atresia", Elsevier Saunder Philadelphia.
12. Lee T., Weiss A. J., Williams E. E., et al. (2018), "The Right Axillary Incision: A Potential New Standard of Care for Selected Congenital Heart Surgery", Semin Thorac Cardiovasc Surg, 30 (3), pp. 310-316.
13. Loomba R. S., Buelow M. W., Woods R. K. (2017), "Complete Repair of Tetralogy of Fallot in the Neonatal Versus Non-Neonatal Period: A Meta-analysis", Pediatr Cardiol, 38 (5), pp. 893-901.
14. Nicholson I. A., Bichell D. P., Bacha E. A., et al. (2001), "Minimal sternotomy approach for congenital heart operations", Ann Thorac Surg, 71 (2), pp. 469-72.
15. Qiao B., Wei Z. A., Si B., et al. (2022), "Minimally invasive surgery with a tube-free surgical field for Tetralogy of Fallot repair: A single-center experience".
16. Steiner M. B., Tang X., Gossett J. M., et al. (2014), "Timing of complete repair of non-ductal-dependent tetralogy of Fallot and short-term postoperative outcomes, a multicenter analysis", J Thorac Cardiovasc Surg, 147 (4), pp. 1299-305.
17. Tamesberger M. I., Lechner E., Mair R., et al. (2008), "Early primary repair of tetralogy of fallot in neonates and infants less than four months of age", Ann Thorac Surg, 86 (6), pp. 1928-35.
18. Tan H., Huang E., Deng X., et al. (2021), "Effects of minimally invasive and traditional surgeries on the quality of life of children with congenital heart disease: a retrospective propensity score-matched study", BMC Pediatr, 21 (1), pp. 522.