Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng ngừng thở khi ngủ ở bệnh nhân suy tim

Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Văn Hân, Ngô Quý Châu, Phạm Mạnh Hùng, Vũ Văn Giáp, Phan Thu Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng ngừng thở khi ngủ ở bệnh nhân suy tim.


Đối tượng và phương pháp: Từ 09/2020 đến 09/2021, các bệnh nhân được chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn của Hội Tim Mạch Châu Âu năm 2016 và được chẩn đoán ngừng thở khi ngủ theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ được lựa chọn vào nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân được khám lâm sàng kỹ lưỡng và làm các xét nghiệm máu, siêu âm tim đánh giá chức năng tim, được đo đa ký giấc ngủ, đo đa khí hô hấp.


Kết quả: 63 bênh nhân suy tim có ngừng thở khi ngủ, trong đó 54 (85,7%) nam và 9 (14.3%) nữ. Tuổi trung bình 69,57 ± 13,08. BMI trung bình 28,63 ± 4,16 kg/m2. Số bệnh nhân có vòng cổ >40 cm chiếm tỉ lệ 69,3%. 100% bệnh nhân nam và 88,9% bệnh nhân nữ có vòng bụng ≥ 90 cm. Tăng huyết áp chiếm 79,4%, đái tháo đường 47,6%. Có 12 (19,0%) bệnh nhân suy tim phân suất tống máu (PSTM) giảm (HFrEF), 5 (7,9%) bệnh nhân suy tim PSTM khoảng giữa (HFmrEF) và 46 (73,0%) bệnh nhân suy tim PSTM bảo tồn (HFpEF). 68,3% bệnh nhân có điểm Epworth ≥ 10. Ngáy to ban đêm chiếm 92,1%. So với các bệnh nhân có AHI<15 và các bệnh nhân có AHI từ 15-30, các bệnh nhân có AHI > 30 có vách liên thất dày hơn, có khối lượng cơ thất trái LVM và chỉ số khối lượng cơ thất trái LVMi cao hơn, có vận tốc sóng e’ thấp hơn, tỷ lệ E/e’ cao hơn, chỉ số thể tích nhĩ trái lớn hơn, có áp lực động mạch phổi tâm thu cao hơn, p<0,05. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy tuổi, BMI, đường kính vòng cổ và nồng độ HbA1C là các yếu tố độc lập có ảnh hưởng đến chỉ số AHI với p<0,05.


Kết luận: Các bệnh nhân suy tim có ngừng thở khi ngủ đa số là nam giới, tuổi cao, thừa cân béo phì, có vòng cổ lớn. Tăng huyết áp và đái tháo đường, suy tim phân suất tống máu bảo tồn chiếm tỷ lệ cao. Các bệnh nhân có ngừng thở khi ngủ nặng AHI >30 có tỷ lệ cao bị dày thành tim, tăng khối lượng cơ thất trái, rối loạn chức năng tâm trương, tăng áp lực động mạch phổi tâm thu. Các yếu tố độc lập có ảnh hưởng đến mức độ nặng của ngừng thở khi ngủ ở các bệnh nhân suy tim bao gồm tuổi, BMI, đường kính vòng cổ và nồng độ HbA1C.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al Lawati NM, Patel SR, Ayas NT. Epidemiology, Risk Factors, and Consequences of Obstructive Sleep Apnea and Short Sleep Duration. Progress in Cardiovascular Diseases. 2009;51(4):285-293.
2. Kapur VK, Auckley DH, Chowdhuri S, Kuhlmann DC, Mehra R, Ramar K, Harrod CG. Clinical practice guideline for diagnostic testing for adult obstructive sleep apnea: an American Academy of Sleep Medicine clinical practice guideline. J Clin Sleep Med. 2017;13(3):479–504
3. Young T, Palta M, Dempsey J. The occurrence of sleep - disordered breathing among middle- aged adults. The New England Journal of Medicine. Published online April 29, 1993.
4. Brisco MA, Goldberg LR. Sleep Apnea in Congestive Heart Failure. Curr Heart Fail Rep. 2010;7(4):175-184.
5. Ponikowski, P, Voors, AA, Anker, SD, Bueno, H, Cleland, JGF, Coats, AJS, et al. 2016 ESC guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: the task force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) developed with the special contribution of the heart failure association (HFA) of the ESC. Eur Heart J. (2016) 37:2129–200.
6. Lang RM, Badano LP, Mor-Avi V, Voigt JU et al. Recommendations for Cardiac Chamber Quantification by Echocardiography in Adults: An Update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr 2015;28:1-39
7. Yaqi Huang AM, David P. White. Aging Influences on Pharyngeal Anatomy and Physiology: The Predisposition to Pharyngeal Collapse. The American Journal of Medicine. 2006;119:9- 14.
8. Lavie P HP, Hoffstein V. Obstructive sleep apnoea syndrome as a risk factor for hypertension: population study. The BMJ. 2000;320:479- 482.
9. Kent BD GL, Ryan S, et al. Diabetes mellitus prevalence and control in sleep-disordered breathing: the European Sleep Apnea Cohort (ESADA) study. Chest. 2014;146(4):982.
10. Young T SE, Nieto FJ. Predictors of sleep-disordered breathing in community-dwelling adults: the Sleep Heart Health Study. Archives Internal Medicine. 2002;162(8):893-900.
11. Akyol S, Cortuk M, Baykan AO, et al. Biventricular myocardial performance is impaired in proportion to severity of obstructive sleep apnea. Texas Heart Institute Journal. 2016;43(2):119-125.
12. Arzt M, Oldenburg O, Graml A, Woehrle H and the SchlaHF-XT investigators. Prevalence and predictors of sleep-disordered breathing in chronic heart failure: the SchlaHF-XT registry. ESC Heart Failure 2022; 9: 4100–4111