Đánh giá mối tương quan giữa phân độ WIFI và kết quả can thiệp động mạch dưới cung đùi trong thiếu máu mạn tính đe dọa chi

Phan Duy Kiên, Nguyễn Trung Kiên, Lê Kim Cao, Nguyễn Đình Long Hải, Phan Quốc Hùng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tóm tắt: Đặt vấn đề: Thang điểm WIfI lần đầu tiên được đưa ra như một đánh giá ban đầu, giúp tiên lượng nguy cơ cắt cụt chi, khả năng, lợi ích của việc tái tưới máu chi dưới ở bệnh động mạch chi dưới giai đoạn thiếu máu mạn tính đe dọa chi.


Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa phân độ WIfI với kết quả điều trị can thiệp nội mạch dưới cung đùi giai đoạn thiếu máu mạn tính đe dọa chi.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca các bệnh nhân tắc động mạch dưới cung đùi giai đoạn thiếu máu mạn tính đe dọa chi, được điều trị bằng can thiệp nội mạch tại khoa Phẫu Thuật Mạch Máu Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 08/2020 đến tháng 05/2021.


Kết quả: Có 80 bệnh nhân với 80 chi có tổn thương động mạch dưới cung đùi giai đoạn thiếu máu mạn tính đe dọa chi được can thiệp, tuổi trung bình là 71,5 tuổi, giới nam chiếm 67.5%. Bệnh nhân vào viện với phân độ Rutherford 4,5,6 lần lượt là 42,5%, 42,5% và 15%. Giai đoạn WIfI 1,2,3,4 lần lượt là 6,3%, 46,3%, 23,8%, 23,8%. Tỷ lệ can thiệp thành công về mặt kỹ thuật là 96,3%, tỷ lệ lành vết thương là 79,1%, tỷ lệ tái thông nguyên phát là 64,9%, tỷ lệ bảo tồn chi là 89,7 %, tỷ lệ sống còn là 97,5%. Giai đoạn WIfI trước can thiệp càng cao liên quan đến tỷ lệ tái thông nguyên phát và tỷ lệ bảo tồn chi càng giảm, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Không có mối liên quan giữa giai đoạn WIfI với tỷ lệ tử vong.


Kết luận: Hệ thống phân độ WIfI rất quan trọng trong thiếu máu mạn tính đe dọa chi, giúp tiên lượng tỷ lệ bảo tồn chi, dự đoán các biến cố can thiệp lại và lành vết thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hafner J, Schaad I, Schneider E, Seifert B, Burg G, Cassina PC. Leg ulcers in peripheral arterial disease (arterial leg ulcers): impaired wound healing above the threshold of chronic critical limb ischemia. J Am Acad Dermatol. 2000;43(6):1001-8.
[2] Conte MS, Bradbury AW, Kolh P, White JV, Dick F, Fitridge R, et al. Global vascular guidelines on the management of chronic limb-threatening ischemia. J Vasc Surg. 2019;69(6S):3S-125S e40.
[3] Fowkes FG, Rudan D, Rudan I, Aboyans V, Denenberg JO, McDermott MM, et al. Comparison of global estimates of prevalence and risk factors for peripheral artery disease in 2000 and 2010: a systematic review and analysis. Lancet. 2013;382(9901):1329-40.
[4] Criqui MH. Peripheral arterial disease and subsequent cardiovascular mortality. A strong and consistent association. Circulation. 1990;82(6):2246-7.
[5] Brass EP, Anthony R, Dormandy J, Hiatt WR, Jiao J, Nakanishi A, et al. Parenteral therapy with lipo-ecraprost, a lipid-based formulation of a PGE1 analog, does not alter six-month outcomes in patients with critical leg ischemia. J Vasc Surg. 2006;43(4):752-9.
[6] Marston WA, Davies SW, Armstrong B, Farber MA, Mendes RC, Fulton JJ, Keagy BA. Natural history of limbs with arterial insufficiency and chronic ulceration treated without revascularization. J Vasc Surg. 2006;44(1):108-14.
[7] Aboyans V, Ricco JB, Bartelink MEL, Bjorck M, Brodmann M, Cohnert T, et al. 2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery (ESVS): Document covering atherosclerotic disease of extracranial carotid and vertebral, mesenteric, renal, upper and lower extremity arteriesEndorsed by: the European Stroke Organization (ESO)The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases of the European Society of Cardiology (ESC) and of the European Society for Vascular Surgery (ESVS). Eur Heart J. 2018;39(9):763-816.
[8] Mills JL, Sr., Conte MS, Armstrong DG, Pomposelli FB, Schanzer A, Sidawy AN, et al. The Society for Vascular Surgery Lower Extremity Threatened Limb Classification System: risk stratification based on wound, ischemia, and foot infection (WIfI). J Vasc Surg. 2014;59(1):220-34 e1-2.
[9] Hata Y, Iida O, Asai M, Masuda M, Okamoto S, Ishihara T, et al. Risk Stratification for 2-Year Mortality in Patients with Chronic Limb-Threatening Ischemia Undergoing Endovascular Therapy. J Atheroscler Thromb. 2021;28(5):477-82.
[10] Zhan LX, Branco BC, Armstrong DG, Mills JL, Sr. The Society for Vascular Surgery lower extremity threatened limb classification system based on Wound, Ischemia, and foot Infection (WIfI) correlates with risk of major amputation and time to wound healing. J Vasc Surg. 2015;61(4):939-44.
[11] Beropoulis E, Stavroulakis K, Schwindt A, Stachmann A, Torsello G, Bisdas T. Validation of the Wound, Ischemia, foot Infection (WIfI) classification system in nondiabetic patients treated by endovascular means for critical limb ischemia. J Vasc Surg. 2016;64(1):95-103.
[12] Cull DL, Manos G, Hartley MC, Taylor SM, Langan EM, Eidt JF, Johnson BL. An early validation of the Society for Vascular Surgery lower extremity threatened limb classification system. J Vasc Surg. 2014;60(6):1535-41.
[13] A.M. Cloyd, Surveying students: A look at citation habits of college students, presented at EasyBib Info Lit Conference, New York City, 2014. New York, NY: EasyBib Publishing.