So sánh chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật tim ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ và phẫu thuật mở thay van hai lá cơ học tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E

Nguyễn Thế Bình, Nguyễn Minh Thành, Đinh Hải Yến, Kim Bảo Giang, Nguyễn Trần Thủy1,2,
1 Trường Đại học Y dược
2 Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật tim hở ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ thay van hai lá tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E và so sánh chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật tim hở ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ thay van hai lá và người bệnh sau phẫu thuật thay van hai lá bằng phương pháp mổ mở.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 54 bệnh nhân sau mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ thay van hai lá tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E từ 1/1/2022 đến 30/6/2023, sử dụng bộ câu hỏi SF-36.


Kết quả: Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe thể chất bao gồm hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn và sức khỏe tổng quát của nhóm người bệnh sau mổ ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ và nhóm người bệnh mổ mở lần lượt là:81,03 và 74; 79,5 và 72,5; 93,97 và 76,16; 62,31 và 56,67. Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe tinh thần bao gồm cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý và tinh thần tổng quát lần lượt là:78,46 và 74; 75 và 67,92; 81,41 và 73,89; 85,9 và 79,17.


Kết luận: Điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ thay van hai lá ở các linh vực đều ở mức khá và tốt, cao hơn so với nhóm người bệnh phẫu thuật thay van hai lá bằng phương pháp mổ mở. Do đó phẫu thuật tim hở ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ thay van hai lá là một chỉ định cải thiện rõ ở bệnh nhân sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cohn L.H. (2003). Fifty years of open-heart surgery. Circulation, 107(17), 2168–2170.
2. Litynski G.S. (1999). Endoscopic surgery: the history, the pioneers. World J Surg, 23(8), 745–753.
3. Bush B., Nifong L.W., and Chitwood W.R. (2013). Robotics in cardiac surgery: past, present, and future. Rambam Maimonides Med J, 4(3), e0017.
4. Sepehripour A.H., Garas G., Athanasiou T., et al. (2018). Robotics in cardiac surgery. Ann R Coll Surg Engl, 100(Suppl 7), 22–33.
5. Doulamis I.P., Spartalis E., Machairas N., et al. (2019). The role of robotics in cardiac surgery: a systematic review. J Robot Surg, 13(1), 41–52.
6. Thành L.N., Hựu N.C., Nguyên P.T., et al. (2014). PHẪU THUẬT TIM HỞ ÍT XÂM LẤN VỚI NỘI SOI HỖ TRỢ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN E: NHỮNG KINH NGHIỆM BAN ĐẦU QUA 63 BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT. VJCTS, 7, 24–28.
7. Brenneman F.D., Wright J.G., Kennedy E.D., et al. (1999). Outcomes research in surgery. World J Surg, 23(12), 1220–1223.
8. Burns D.J.P., Rapetto F., Angelini G.D., et al. (2021). Body mass index and early outcomes following mitral valve surgery for degenerative disease. J Thorac Cardiovasc Surg, 161(5), 1765-1773.e2.