Nhận xét biến cố thần kinh sau phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn

Phạm Trần Việt Chương, Hồ Đức Thắng1, , Phan Quang Thuận, Bùi Đức An Vinh, Nguyễn Hoàng Định
1 Khoa Phẫu thuật Tim mạch người lớn, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ biến cố thần kinh ở bệnh nhân phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn và nhận xét một số yếu tố liên quan đến nhóm có và không có biến cố thần kinh sau phẫu thuật


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:


- Tiêu chuẩn chọn vào: Bệnh nhân phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn tại khoa phẫu thuật tim, BV ĐH Y Dược


- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân mắc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, bệnh nhân cần hỗ trợ ECMO


- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca


Kết quả:


Có 358 bệnh nhân được phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn trong khoảng thời gian 2017-2022 có, tuổi trung bình 50,7 tuổi. Nam giới chiếm 53,2%, nguy cơ phẫu thuật tính theo EuroScore II là 1,6%. Kết quả có 46 bệnh nhân có biến chứng thần kinh sau phẫu thuật chiếm 12,8%. Trong đó chủ yếu là sảng chiếm với 42 bệnh nhân chiếm 91,3%, tai biến mạch máu não có di chứng chiếm tỷ lệ thấp 2,2%.


 Độ tuổi trung bình của nhóm có biến chứng thần kinh cao hơn với nhóm không có biến chứng (53,9 ± 10,8 tuổi so với  50,2 ± 12,6 tuổi). Ngoài ra, tỷ lệ nam giới trong nhóm có biến chứng (63,0%) cao hơn so với nhóm không có biến chứng (50,6%). Tiền sử tai biến mạch máu não trong nhóm có biến chứng (4,3%). Thời gian thở máy và thời gian nằm ICU dài hơn ở nhóm có biến chứng thần kinh, với thời gian thở máy trung bình là 36,1 ± 71,3 giờ so với 18,4 ± 24,5 giờ ở nhóm không có biến chứng. Tỷ lệ rung nhĩ mới sau phẫu thuật cũng cao hơn ở nhóm có biến chứng (19,6% so với 10,6%).


Kết luận: Biến chứng thần kinh sau phẫu thuật là một vấn đề quan trọng, gặp ở 12,8% bệnh nhân được phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn, thường gặp là sảng và đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm tuổi, tăng huyết áp và rung nhĩ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ordóñez-Velasco, L.M. and E. Hernández-Leiva, Factors associated with delirium after cardiac surgery: A prospective cohort study. Ann Card Anaesth, 2021. 24(2): p. 183-189.
[2] Wei, S., et al., Cerebral infarction after cardiac surgery. Ibrain, 2022. 8(2): p. 190-198.
[3] Glauber, M., et al., Early and long-term outcomes of minimally invasive mitral valve surgery through right minithoracotomy: a 10-year experience in 1604 patients. Journal of Cardiothoracic Surgery, 2015. 10: p. 1-9.
[4] Nasreddine, Z.S., et al., The Montreal Cognitive Assessment, MoCA: a brief screening tool for mild cognitive impairment. Journal of the American Geriatrics Society, 2005. 53(4): p. 695-699.
[5] Kidwell, C.S., et al., Comparison of MRI and CT for detection of acute intracerebral hemorrhage. Jama, 2004. 292(15): p. 1823-1830.
[6] Newman, M.F., et al., Longitudinal assessment of neurocognitive function after coronary-artery bypass surgery. New England Journal of Medicine, 2001. 344(6): p. 395-402.
[7] Grossi, E.A., et al., Minimally invasive mitral valve surgery: a 6-year experience with 714 patients. The Annals of thoracic surgery, 2002. 74(3): p. 660-664.
[8] Grossi, E.A., et al., Minimally invasive valve surgery with antegrade perfusion strategy is not associated with increased neurologic complications. The Annals of thoracic surgery, 2011. 92(4): p. 1346-1350.
[9] Murzi, M., et al., Antegrade and retrograde arterial perfusion strategy in minimally invasive mitral-valve surgery: a propensity score analysis on 1280 patients. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 2013. 43(6): p. e167-e172.
[10] Baeza-Herrera, L.A., et al., Atrial fibrillation in cardiac surgery. Archivos de cardiología de México, 2019. 89(4): p. 348-359.
[11] Holzhey, D.M., et al., Learning minimally invasive mitral valve surgery: a cumulative sum sequential probability analysis of 3895 operations from a single high-volume center. Circulation, 2013. 128(5): p. 483-491.
[12] Berretta, P., et al., Risk-related clinical outcomes after minimally invasive mitral valve surgery: insights from the Mini-Mitral International Registry. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 2023. 63(6): p. ezad090.
[13] Berger, M., et al., Neurocognitive function after cardiac surgery: from phenotypes to mechanisms. Anesthesiology, 2018. 129(4): p. 829-851.