Phẫu thuật nội soi vá thông liên thất qua đường mở ngực nhỏ

Huy Đặng Quang , Hựu Nguyễn Công , Đại Trần Đắc , Bình Nguyễn Thế , Huynh Nguyễn Văn , Tư Đỗ Văn , Anh Phạm Ngọc , Thành Lê Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thời gian gần đây bên cạnh chất lượng cuộc mổ, người bệnh mổ tim dành ngày càng nhiều sự quan tâm tới yếu tố thẩm mỹ. Từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016, 15 bệnh nhân từ 3 tuổi trở lên (nam/nữ: 10/5) được phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất (TLT) qua đường mở ngực nhỏ trước bên bên phải (n=8) và bên trái (n=7). Chúng tôi so sánh những thông số liên quan cuộc mổ của những bệnh nhân này với những bệnh nhân có cùng độ tuổi (n= 25) được phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất trong khoảng thời gian trước đó.Trong nhóm mở ngực nhỏ, các lỗ thông liên thất bao gồm: quanh màng (n=6) và dưới các đại động mạch (n=9).Thời gian theo dõi sau mổ từ 1 tháng đến 1 năm. Không có trường hợp nào tử vong trong thời gian theo dõi. Thời gian chạy máy và thời gian cặp động mạch chủ của nhóm mở ngực nhỏ dài hơn so với nhóm cưa xương ức. Tất cả lỗ thông được đóng kín, 2 trường hợp hẹp nhẹ đường ra thất phải sau mổ qua đường mở ngực trái, chênh áp giảm sau thời gian theo dõi, không có biến chứng liên quan tới thiết lập tuần hoàn ngoại vi. Không có sự khác biệt về thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện sau mổgiữahai nhóm. Bệnh nhân trong nhóm mở ngực nhỏ có mức độ hài lòng cao về vị trí và kích thước sẹo mổ và chất lượng cuộc sống sau mổ. Phẫu thuật tim ít xâm lấn qua đường mở ngực nhỏ an toàn và hiệu quả trong điều trị đóng thông liên thất ở trẻ lớn và người trưởng thành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kadner, A., et al., Inferior partial sternotomy for surgical closure of isolated ventricular septal defects in children. Heart Surg Forum, 2004. 7(5): p. E467-70.
2. Nicholson, I.A., et al., Minimal sternotomy approach for congenital heart operations. Ann Thorac Surg, 2001. 71(2): p. 469-72.
3. Nishigaki, K., et al., Minimal access via lower partial sternotomy for congenital heart defects. Asian Cardiovasc Thorac Ann, 2005. 13(1): p. 42-6.
4. Jung, S.H., et al., Right or left anterolateral minithoracotomy for repair of congenital ventricular septal defects in adult patients. Interact Cardiovasc Thorac Surg, 2010. 10(1): p. 22-6.
5. Ma, Z.S., et al., Totally thoracoscopic repair of ventricular septal defect: a short-term clinical observation on safety and feasibility. J Thorac Cardiovasc Surg, 2011. 142(4): p. 850-4.
6. Ma, Z.S., et al., Thoracoscopic closure of ventricular septal defect in young children: technical challenges and solutions. Eur J Cardiothorac Surg, 2012. 42(6): p. 976-9.
7. Ma, Z.S., et al., Totally thoracoscopic closure of ventricular septal defect without a robotically assisted surgical system: a summary of 119 cases. J Thorac Cardiovasc Surg, 2014. 147(3): p. 863-7.
8. Mishaly, D., P. Ghosh, and S. Preisman, Minimally invasive congenital cardiac surgery through right anterior minithoracotomy approach. Ann Thorac Surg, 2008. 85(3): p. 831-5.
9. Lin, P.J., et al., Minimally invasive cardiac surgical techniques in the closure of ventricular septal defect: an alternative approach. Ann Thorac Surg, 1998. 65(1): p. 165-9; discussion