Nghiên cứu so sánh kết quả tuần hoàn ngoài cơ thể giữa hai kiểu hệ thống kín và hở trên bệnh nhân phẫu thuật cầu nối động mạch vành

Hoằng Đoàn Đức , Phú Bùi Đức , Uyên Đặng Thế , Vinh Bùi Đức An, Hiền Đoàn Chí

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nghiên cứu so sánh hai kiểu tuần hoàn ngoài cơ thể:


- Kiểu tuần hoàn ngoài cơ thể thường qui với hệ thống hở và không có xử lý lượng máu hút về từ phẫu trường,


- Kiểu tuần hoàn ngoài cơ thể với hệ thống kín nhằm làm giảm bề mặt tiếp xúc khí – máu và có xử lý lượng máu hút về từ phẫu trường.


Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên, so sánh kết quả áp dụng của 2 kiểu hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể ở 30 bệnh nhân phẫu thuật cầu nối động mạch vành chia làm 2 nhóm:


- Nhóm tuần hoàn ngoài cơ thể kiểu hệ thống hở thường qui (n = 15);


- Nhóm tuần hoàn ngoài cơ thể kiểu hệ thống kín cải tiến (n = 15).


Kết quả:


- Các bệnh nhân phẫu thuật cầu nối động mạch vành giữa 2 nhóm tuần hoàn kiểu hở và nhóm tuần hoàn kiểu kín là không có khác biệt lớn về độ tuổi (65±8 so với 66±9 tuổi);giới tính nam/nữ (14/1 so với 14/1); hematocrit trước mổ (38,8±2,7 so với 38,6±2,8 %). Các đặc điểm kỹ thuật về tuần hoàn ngoài cơ thể và phẫu thuật thực hiện trên 2 nhóm bệnh nhân là khá tương đồng về thời gian cặp động mạch chủ (52±15 so với 45±14 phút); thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể (90±28 so với 74±23 phút); thời gian phẫu thuật (295±45 so với 268±35 phút); và số lượng cầu nối chủ-vành (2,5±0,6 so với 2,2±0,4 cầu nối).


- Có sự khác biệt rõ về các kết quả như lượng máu truyền sau mổ (0,9±1,8 so với 0,4±0,8 đơn vị, p<0,01); cải thiện phản ứng viêm sau tuần hoàn


hoàn cơ thể vớigiảm nồng độ các chất PS100 (0,7±1,2 so với 2,4±1,8 mcg/L, p<0,001); CRP (173,1±65,5 so với 189,1±60,3 mg/L, p<0,001); C3a (1356±634 so với 1785±1000 ŋg/L, p<0,001); và IL-6 (498±864 so với 243±167 mcg/L, p<0,001).


- Kết quả lâm sàng thu được là khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian thở máy (5,9±2,0 so với 5,2±1,2 giờ, p<0,01); thời gian ICU (66±35 so với 57±30, p<0,009); và thời gian nằm viện (10±3 so với 8±2, p<0,0009).*


Kết luận: So với kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể thường qui kiểu hệ thống hở, thìtuần hoàn ngoài cơ thểvới hệ thống kín được sử dụng với mục đích làm giảm đáp ứng viêm và các hậu quả của nó, do đó cải thiện chất lượngđiều trị ở các bệnh nhân sau mổ bắc cầu nối chủ-vành với giảm thời gian thở máy, thời gian ICU, và rút ngắn thời gian nằm viện

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mohr FW, Morice MC, Kappetein AP, Feldman TE, Stahle E, Colombo A, Mack MJ, Holmes DR, Morel MA, Van Dyck N, Houle VM, Dawkins KD, Serrruys PW. Coronary artery bypass graft surgery versus percutaneous coronary intervention in patients with three-vessel and left main coronary disease: 5-year follow-up of the randomized clinical Syntax trial. Lancet. 2013;381:629–638. doi: 10.1016/S0140-6736(13)60141-5.
2. Shroyer AL, Grover FL, Hattler B, Collins JF, McDonald GO, Kozora E, Lucke JC, Baltz JH, Novitzky D. On-pump versus off-pump coronary artery bypass surgery. N Engl J Med. 2009;361:1827–1837. doi: 10.1056/NEJMoa0902905.
3. Hammon JW, Hines MH: Extracorporeal circulation. In Cohn LH: Cardiac Surgery in the Adult, McGraw Hill Medical, 4th ed, 2012;283–329.
4. Aldea GS, Doursounian M, O‟Gara P, Treanor PR, Shapira OM, Lazar HL, Shemin RJ. Heparin-bonded circuits with reduced anticoagulation protocol in primary CABG: A prospective randomized trial. Ann Thorac Surg. 1996;62:408–410.
5. Aldea GS, O‟Gara P, Shapira OM, Treanor P, Osman A, Arkin C, Diamond R, Babikian V, Lazar HL, Shemin RJ. Effect of anticoagulation protocol on clinical outcomes in patients undergoing CABG with heparin-bonded cardiopulmonary bypass circuits. Ann Thorac Surg. 1998;65:425–433. doi: 10.1016/S0003-4975(97)01347-7.
6. Ranucci M, Mazzucco A, Pressotto R, Grillone G, Casati V, Porreca L, Maugeri R, Meli M, Magagna P, Cirri S, Giomarelli P, Lorusso R, de Jong A. Heparin-coated circuits in high risk patients: A multicenter, prospective, randomized trial. Ann Thorac Surg. 1999;67:994–1000. doi: 10.1016/S0003-4975(99)00062-4.
7. Ovrum E, Tangen G, Tollofsrud S, Skeie B, Ringdal MAL, Istad R, Oystese R. Heparinized cardiopulmonary bypass circuits and low systemic anticoagulation: An analysis of nearly 6000 patients undergoing coronary artery bypass grafting. J Thorac Cardiovasc Surg. 2011;141:1145–1149. doi: 10.1016/j.jtcvs.2010.07.003.
9. Aldea GS, Mokadam NA, Melford R, Jr, Stewart D, Maynard C, Reisman M, Goss R. Changing volumes, risk profiles, and outcomes of coronary artery bypass grafting and percutaneous coronary interventions. Ann Thorac Surg. 2009;87:1828–1838. doi: 10.1016/j.athoracsur.2009.03.067.
10. Herman CR, Buth KJ, Kent BA, Hirsch GM. Clopidogrel increases blood transfusion and hemorrhagic complications in patients undergoing cardiac surgery. Ann Thorac Surg. 2010;89:397–402. doi: 10.1016/j.athoracsur.2009.10.051