NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA SIÊU ÂM VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 64 DÃY ĐẦU DÒ TRONG CHẨN ĐOÁN PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Gồm 36 bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) trên siêu âm và cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Trung Ương Huế. Bệnh lý gặp 83,3% ở nam giới, chủ yếu > 60 tuổi. Yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá và tăng huyết áp; 69,4% bệnh nhân vào viện với triệu chứng đau bụng. Đa số khối phình có đường kính ngang ≤ 5cm (50% trên siêu âm và 55,5% trên CLVT). Đường kính trước sau của khối phình phần lớn ≤ 5cm (52,7% trên siêu âm và 58,4% trên CLVT).
Chiều dài của khối phình từ 6-10cm chiếm tỉ lệ cao nhất (61,1% trên siêu âm và 58,3% trên CLVT). Khối PĐMCB có hình thoi chiếm 91,7% trên cả siêu âm và CLVT. Vị trí thường nằm dưới chổ xuất phát của ĐM thận (88,8% trên siêu âm và 91,7% trên CLVT). Và đa phần khối phình lan tới ĐM chậu (83,3% trên siêu âm và 86,1% trên CLVT). PĐMCB thường kèm theo xơ vữa vôi hóa thành mạch (75% trên siêu âm và 80,6% trên CLVT), đồng thời 5,6% trường hợp có kèm theo bóc tách nội mạc. Tình trạng huyết khối bám thành chiếm tỉ lệ cao (88,8% trên siêu âm và 91,7% trên CLVT). Có sự phù hợp chặt chẽ giữa các thông số thu được trên siêu âm và CLVT trong bệnh lý PĐMCB với kappa>0,7 (P<0,001)
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Đoàn Văn Hoan (2009), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc trong chẩn đoán phình động mạch chủ bụng dưới thận”, Luận án Tiến sĩ Y học.
3. Nguyễn Thiện Hùng, Phan Thanh Hải và cs (1998), “Siêu âm chẩn đoán phình động mạch chủ bụng và dự hậu sau 10 năm”, Y học thực hành, hội Y dược học Tp Hồ Chí Minh, (3), tr. 3-7.
4. Nguyễn Văn Mão (2006), “Phồng động mạch chủ bụng”, Bài giảng bệnh học ngoại khoa, tr. 156- 160.
5. Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Văn Khôi, Trần Quyết Tiến, Đồng Lưu Ba, Nguyễn Đức Khuê, Hà Thanh Bình (2008), “Chẩn đoán và xử trí phình động mạch chủ bụng dưới thận tại khoa ngoại lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy”, Chuyên đề phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, tr. 336-340.
6. Lê Ngọc Thành, Đỗ Hoàng Tuấn (1999), “Phồng động mạch chủ bụng vỡ: Nhân 10 trường hợp được mổ tại Bệnh viện Việt Đức”, Ngoại khoa(3), tr. 19-23.
7. Abbas A, Smith A, Cecelja M, Waltham M. (2012), Assessment of the accuracy of AortaScan for detection of abdominal aortic aneurysm (AAA), Eur J Vasc Endovasc Surg, 43(2), pp:167-70.
8. Long A, Bui HT, Barbe C, Henni AH, Journet J, Metz D, Nazeyrollas P (2010), Prevalence of abdominal aortic aneurysm and large infrarenal aorta in patients with acute coronary
syndrome and proven coronary stenosis: a prospective monocenter study, Ann Vasc Surg, 24(5), pp:602-8.
9. Van Walraven C, Wong J, Morant K, Jennings A, Jetty P, Forster AJ (2010), Incidence, follow-up, and outcomes of incidental abdominal aortic aneurysms, J Vasc Surg, 52(2), pp:282-9.
10. Walter A Tan, MD, (2011), Abdominal Aortic Aneurysm Rupture Imaging.
11. Wells C. E., Pugh N. D. and Woodcock j J. P. (2011), Abdominal aortic aneurysm detection by common femoral artery Doppler ultrasound waveform analysis, Journal of Medical Engineering & Technology, 35(1), pp:34–39.
12. Alexandre Ponti, Nicolas Murith (2012), “Anevrismes de l’aorte abdominale: connaissances actuelles et traitment endovasculaire”, Rev Med Suisse, 8:1564-1568.
13. Boccalon H, J.P. Bosssavy (2000), “Anevrismes de l’aorte abdominale et de ses branches”, Service de chirugie cardio-vasculaire.
14. Pr. Van Tan, Ho Khanh Duc (2005), “Hypertension arterielle, facteur de risque pour les Anevrismes de l’aorte abdominale sous renale”, Troisiemes rencontres internationales Franco – Vietnamiennes de pathologie cardio – vasculaire medico – chirurgicale, pp:147-148.
15. Yves Castier (2011), “Anevrismes de l’aorte abdominale sous-renale”, Sang thromose Vaisseaux, 23(7):348-359.